Trung Quốc 2021: Tham vọng lớn (Bài 1)

Diendandoanhnghiep.vn Ở thượng tầng chính sách, Bắc Kinh đang cố gắng chuyển đổi mô hình phát triển.

Tham vọng của Trung Quốc là trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới

Tham vọng của Trung Quốc là trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới

Hơn 5.000 nhân vật tinh hoa trong giới chính trị, kinh tế Trung Quốc tề tựu về Bắc Kinh trong tuần trước để tìm cách hiện thực hóa tham vọng toàn diện của cường quốc châu Á trong năm 2021.

Trong đó, đáng chú ý là giới chức Bắc Kinh đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6% cho năm nay. Con số này liệu quá cao? Điều gì khiến Trung Quốc tỏ ra “khiêm tốn”?

Với quy mô nền kinh tế trên 14.000 tỷ USD, đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ, nếu đạt được mức tăng trưởng 6% quả là con số khổng lồ khiến mọi quốc gia ao ước. So sánh một chút, kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu dự báo sụt giảm 7% - 7,5% trong năm nay.

Trong khi đó, dù được dự báo khả quan, thậm chí tăng trưởng “nóng” và gói 1,9 nghìn tỷ USD sắp giải ngân nhưng kinh tế Mỹ chỉ ước con số tăng trưởng 3,7%. Nhật Bản đang phấn đấu tăng trưởng 3,42%.

Như vậy, trong số các nước lớn, mục tiêu phát triển kinh tế của Bắc Kinh thực sự là một tham vọng. Dĩ nhiên, so với cách đây 10 năm, khi kinh tế tăng trưởng đều đặn trên 10%/năm, đấy cũng là con số mà Bắc Kinh đã “biết mình biết người”. Vì sao như vậy?

Nhìn cận cảnh, nền kinh tế Trung Quốc hiện nay gặp phải nhiều khó khăn mang tính hệ thống. Đầu tiên là “sao quả tạ” chiếu mệnh từ cuộc chiến thương mại với Mỹ, các gói thuế vẫn chưa được gỡ; thị trường mới ở Đông Á, Đông Nam Á mới được thiết lập qua Hiệp định RCEP nhưng chưa thể phát huy hiệu quả ngay tức thì.

Điều này không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người Trung Quốc. Tất cả được quyết định bởi tính chất và mức độ lây lan của dịch bệnh COVID-19. Hiện tại sức sản xuất ở châu Á, châu Âu chỉ ở mức cầm chừng; du lịch dịch vụ khó phục hồi trong một vài năm.

Một làn sóng vỡ nợ đang âm thầm xảy ra tại Trung Quốc đại lục, đầu tiên, nợ xuất hiện sau nhiều năm các địa phương vay thả cửa để xây dựng cơ sở hạ tầng, dựng lên nhiều thành phố đồ sộ, hào nhoáng bên ngoài.

Nợ xuất hiện từ các đại doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả do chưa dứt hẳn thói quen bao cấp, hỗ trợ từ nhà nước. Hai công ty nhà nước có trái phiếu xếp hạng AAA vừa vỡ nợ là: Brilliance Auto Group nhà sản xuất ô tô có liên kết với BMW và Yongcheng Coal and Power, một công ty khai thác than lớn ở tỉnh Hà Nam.

Tốc độ vỡ nợ của doanh nghiệp nhà nước tại Trung Quốc tăng đáng kể vào năm 2020, khi 10 công ty thuộc sở hữu nhà nước vỡ nợ trái phiếu với tổng cộng 54 tỷ Nhân dân tệ, chiếm 42% tổng số giá trị vỡ nợ.

Các vụ vỡ nợ liên hoàn đã khiến thị trường trái phiếu Trung Quốc hỗn loạn. Đến nỗi Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Yi Gang, nói sống sượng: “các nhà đầu tư nên chấp nhận rủi ro nhiều hơn khi Trung Quốc thay đổi chính sách”.

Bệ đỡ kinh tế nhà nước không còn hữu dụng, trong khi đó sự phát triển quá nhanh từ khu vực tư nhân như Alibaba, Ant,…khiến đảng Cộng sản Trung Quốc lo lắng, họ bắt đầu siết chặt!

Những phát ngôn chỉ trích được coi là “trái chiều” của tỷ phú Jack Ma đã ít nhiều phơi bày cách thức quản lý, vận hành tồn tại nhiều bất cập của chính quyền Trung Quốc, đó là nguyên nhân trực tiếp khiến vị tỷ phú nổi tiếng này “mất tích” trong thời gian khá dài.

Một số nơi như đảo Hải Nam được đổ tiền xây dựng hạ tầng

Một số nơi như đảo Hải Nam được đổ tiền xây dựng hạ tầng

Ở thượng tầng chính sách, Trung Quốc đang cố gắng chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ kiểu cũ sang kiểu mới - từ phụ thuộc tài nguyên thiên nhiên, nhân công giá rẻ sang nền kinh tế công nghệ cao, chú trọng đầu tư sáng tạo, thiết kế, sản xuất thay vì “làm thuê” cho Mỹ, Eu và Nhật Bản, Hàn Quốc.

Tuy nhiên, quá trình chuyển nổi này đang gặp phải vấn đề lớn, khả năng tự chủ công nghệ nguồn của Trung Quốc bị đặt dấu hỏi sau khi Mỹ trở nên cảnh giác về vấn đề sở hữu trí tuệ, kiểm soát chặt công nghệ, điển hình như vụ cấm vận Huawei, tuyên chiến với 5G Trung Quốc.

Mấy năm nay tại Trung Quốc xuất hiện phong trào “Metoo”, đó là một hastag lớn, nội hàm của nó bao gồm các vấn đề liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) và đạo đức từ ngoài đường đến công sở,… Ở đó có sự “tha hóa” không hề nhẹ và cội nguồn của nó cũng bắt đầu từ nền kinh tế.

Còn tiếp…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc 2021: Tham vọng lớn (Bài 1) tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714917346 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714917346 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10