Trung Quốc siết Edtech (Kỳ I): Hướng tới giấc mơ đại cường

Diendandoanhnghiep.vn Trung Quốc đang chấn chỉnh lại hoạt động kinh doanh công nghệ giáo dục (Edtech) để làm lành mạnh hóa ngành giáo dục- một trong những trụ cột của giấc mơ đại cường.

Động thái nói trên của Trung Quốc có thể khiến các doanh nghiệp nước ngoài thiệt hại hàng tỷ USD.

 Trung Quốc đang siết chặt hoạt động kinh doanh công nghệ giáo dục. (Ảnh: Yuanfudao - một kỳ lân công nghệ giáo dục tại Trung Quốc)

Trung Quốc đang siết chặt hoạt động kinh doanh công nghệ giáo dục. (Ảnh: Yuanfudao - một kỳ lân công nghệ giáo dục tại Trung Quốc)

Siết ngành kinh doanh béo bở

Kể từ khi lĩnh vực giáo dục Trung Quốc được xã hội hóa, vốn đầu tư tư nhân trong và ngoài nước ồ ạt đổ vào đây. Thị trường này có giá trị khoảng 100 tỷ USD, được dự báo sẽ tăng lên 183 tỷ USD vào năm 2023.

Tuy nhiên theo quy định mới, khối tư nhân đang tham gia vào giáo dục không còn được nhận vốn từ nước ngoài, kể cả doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động ngoài nước. Những doanh nghiệp giáo dục đã niêm yết trên sàn chứng khoán cũng không được huy động vốn, đồng thời bị cấm thực hiện các thương vụ M&A. Nói cách khác, Trung Quốc đã tạo ra bức tường ngăn cách giữa thị trường giáo dục trong nước và quốc tế.

Ngoài ra, hoạt động dạy thêm có giá trị hàng chục tỷ USD ở Trung Quốc cũng bị siết chặt. Theo đó, quy định mới của Trung Quốc cấm dạy thêm trực tuyến và trực tiếp trong kỳ nghỉ hè và nghỉ đông, cũng như dịp cuối tuần trong năm học chính.

Trước quy định nói trên, cổ phiếu của các tập đoàn giáo dục hàng đầu đang hoạt động ở Trung Quốc như: TAL Education Group, New Oriental Education & Technology Group, Gaotu Techedu Inc, Gaotu Techedu… đồng loạt giảm giá từ ngày 16/6.

Không chỉ là giáo dục

Trong một hội nghị với các quan chức giáo dục hàng đầu Trung Quốc ngày 9/7 vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố các trường học nên chịu trách nhiệm về việc học tập của học sinh, thay vì công ty dạy thêm.

Cuộc cải cách giáo dục lớn ở Trung Quốc đang được phát động, nói không với dạy thêm, học thêm ngoại khóa vốn đã gây áp lực lên phụ huynh và học sinh, gây bất bình đẳng xã hội khi Trung Quốc nới lỏng chiến lược dân số chống già hóa.

Trung Quốc ấp ủ giấc mơ đại cường, trong đó giáo dục là một chân trụ được kỳ vọng góp phần tăng cường nghiên cứu, phát minh, chế tạo nhằm tự chủ về mặt công nghệ, nhất là trong bối cảnh Mỹ và phương Tây xây dựng chuỗi cung ứng công nghệ mới không có Trung Quốc.

Hẳn nhiên, Trung Quốc không muốn nền giáo dục của mình có sự tham gia ngày một quan trọng của dòng vốn nước ngoài, vì về lâu dài, điều đó sẽ làm “chảy máu chất xám”, lu mờ bản sắc Trung Quốc.

Việc siết chặt kinh doanh giáo dục được tiến hành song song với hạn chế ảnh hưởng của BigTech. Thực ra, những BigTech Trung Quốc đang “ăn nên làm ra” nhờ Edtech, đặc biệt là Tencent và Alibaba.

Trên thực tế, Chính phủ Trung Quốc đang muốn biến các công ty dịch vụ đào tạo dạy thêm nói riêng và ngành Edtech nói chung thành các tổ chức phi lợi nhuận. Tất nhiên, nhà đầu tư sẽ bán tháo cổ phần để bỏ chạy. Liệu rằng xóa bỏ ngành Edtech 100 tỷ USD có làm cho giáo dục Trung Quốc đáp ứng kỳ vọng đại cường?

Kỳ II: Tham chiếu nào cho Việt Nam? 

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc siết Edtech (Kỳ I): Hướng tới giấc mơ đại cường tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714134528 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714134528 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10