Xóa bỏ “yêu sách” giải phóng mặt bằng

Diendandoanhnghiep.vn Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được Quốc hội thảo luận trong vài ngày tới, phương án đền bù giải phóng mặt bằng vẫn luôn là một trong những vấn đề nổi cộm cả thực tiễn và trong Dự thảo Luật.

>> Sửa Luật Đất đai: Cần xóa bất cập về đất làm dự án nhà ở thương mại

Chia sẻ với DĐDN, ĐBQH Trần Văn Lâm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội cho biết, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), nhưng có nhiều ý kiến đánh giá quy định tự thỏa thuận là đang “đẩy” cái khó cho doanh nghiệp.

- Theo Dự thảo Luật, các dự án có tính chất kinh doanh thì chủ đầu tư và người dân sẽ phải tự thỏa thuận để bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) là đang “đẩy” cái khó cho doanh nghiệp, thưa ông?

Nghị quyết số 18-NQ/TW, Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII có nêu, tiếp tục thực hiện chính sách thoả thuận giữa người nhận quyền sử dụng đất để đảm bảo lợi ích của những người dân hiện nay đang sở hữu quyền sử dụng đất. Tinh thần của Nghị quyết cần được quán triệt trong Dự thảo Luật.

Thực tế, cơ chế thoả thuận là cơ chế thị trường “thuận mua vừa bán”. Còn nếu lạm dụng cơ chế Nhà nước đứng ra thu hồi, sau đó áp đặt giá và bắt buộc người dân phải chấp hành sẽ không đảm bảo nguyên tắc thị trường. Chúng ta cần phân biệt những dự án nào phục vụ lợi ích công cộng thì nhà nước đứng ra thu hồi là đúng. Còn những dự án liên quan đến lợi ích của người dân và doanh nghiệp thì cần có sự thoả thuận.

Người dân chỉ khi nào nhìn thấy lợi ích được thoả đáng thì mới đồng ý chấp thuận. Còn doanh nghiệp nếu thấy có lợi ích khi triển khai dự án thì đồng ý bồi thường. Do đó, “thuận mua vừa bán” trên thị trường hoàn toàn phù hợp với quy định của cơ chế thị trường.

Tuy nhiên, Luật Đất đai (sửa đổi) cũng đang hướng tới khắc phục tình trạng, có một số người đồng thuận với phương án đền bù, nhưng còn một vài người đòi hỏi “yêu sách” vô lý làm cản trở quá trình GPMB và triển khai dự án.

Đây là vấn đề cần phải có biện pháp khắc phục. Nếu không “gỡ” được “nút thắt” này thì việc triển khai dự án sẽ bị chậm tiến độ. Tôi hy vọng tại kỳ họp này các đại biểu Quốc hội cùng bàn bạc, các cơ quan tham mưu đưa ra phương án nào các đại biểu Quốc hội thấy khả dĩ thì chấp thuận.

- Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào thỏa thuận thì sẽ rất khó để làm vì doanh nghiệp không có quyền thu hồi, không được áp chế tài, đặc biệt với những dự án lớn, thưa ông?

Trong Dự thảo luật Đất đai (sửa đổi) có quy định một số dự án trọng điểm, trọng tâm có quy mô tính chất rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương thì cho phép HĐND đứng ra phê duyệt và chính quyền GPMB.

Tức là đối với những dự án đặc biệt quan trọng không triển khai không thể được vì liên quan đến lợi ích của cộng đồng chung mà không chỉ có lợi ích của riêng doanh nghiệp. Khi đó sẽ cho phép HĐND ra quyết định đối với những dự án đó, đó là đưa vào danh sách các dự án được chính quyền đứng ra thu hồi đất.

Đây là phương án đang được tính đến, nhưng trong thực tế việc phân biệt như thế nào là dự án có tầm quan trọng? Dựa trên căn cứ, tiêu chí cụ thể nào để xác định một cách chính xác cũng rất khó. Khi đó việc xác định dễ bị lạm dụng nếu dự án nào cũng được chính quyền “phê duyệt” là quan trọng. Đây là vấn đề mà tại kỳ họp Kỳ họp thứ 6 các đại biểu Quốc hội phải thảo luận, xem xét.

Thực tế, các phương án đã được tính đến, những vấn đề gây khó khăn cho doanh nghiệp triển khai dự án cũng đã có giải pháp tháo gỡ. Nhưng “gỡ” như thế nào để sau này áp dụng thống nhất, minh bạch, không bị lạm dụng để “chuyển từ thái cực này sang thái cực khác” là vấn đề chúng ta phải nghiên cứu thấu đáo.

 Giải phóng mặt bằng luôn là khâu kéo dài và phức tạp nhất trong công tác triển khai dự án

Giải phóng mặt bằng luôn là khâu kéo dài và phức tạp nhất trong công tác triển khai dự án

>> Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Tạo đất cho du lịch

- Thực tế đã có những dự án lớn được đầu tư bài bản, tổng thể nhưng vẫn bị chừa ra vài chỗ “loang lổ”, dang dở do người dân không chấp nhận bàn giao đất, thưa ông?

Đây là một thực tế, để khắc phục vấn đề này thì Quốc hội cũng đang “bàn”, nhưng chưa thấy phương án nào nổi trội. Có nhiều phương án đã được đưa ra, như doanh nghiệp thoả thuận được 90%, còn 10% người dân không đồng ý thì nhà nước đứng ra cưỡng chế.

Tuy nhiên, phương này cũng nhận được ý kiến là vi hiến, vì nhà nước đứng ra cưỡng chế đất của người dân để giao cho doanh nghiệp, nhưng người dân có tài sản và định giá bao nhiêu là quyền của người dân.

Cũng có phương án nếu không thoả thuận được thì ra toà. Nhưng ai là người đứng ra khởi kiện? Khi xét xử thì toà căn cứ vào đâu để phán quyết?... Tóm lại, sẽ phải tìm ra phương án tối ưu nhất, nếu không chọn được thì Quốc hội phải bỏ phiếu lựa chọn theo số đông.

- Có ý kiến đề xuất cần bổ sung khu du lịch, vui chơi giải trí và khu đô thị trong các khu kinh tế cũng thuộc trường hợp thu hồi đất. Ông bình luận về vấn đề này như thế nào?

Đây cũng là một phương án. Tuy nhiên, nhìn nhận dưới góc độ nguyên tắc thương mại trên thị trường thì phải thoả thuận, còn cưỡng chế sẽ không còn tính chất thị trường.

- Ông có đề xuất, kiến nghị gì về vấn đề này?

Cơ chế tự thoả thuận phải là nguyên tắc cơ bản trong việc trao đổi quyền sử dụng đất giữa người dân với với doanh nghiệp. Vấn đề là làm sao phát huy tốt nhất yếu tố thị trường, khắc phục yếu tố độc quyền để tăng tính thị trường. Quy hoạch cũng phải có sự linh hoạt. Để người dân nhìn nhận, nếu giá không phù hợp thì doanh nghiệp sẽ đầu tư vào địa điểm khác.

Không để xảy ra tình trạng doanh nghiệp độc quyền, đó là không thoả thuận được thì “kêu gọi” cưỡng chế. Còn người dân độc quyền dưới hình thức đòi giá “trên trời”.

- Trân trọng cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xóa bỏ “yêu sách” giải phóng mặt bằng tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714202744 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714202744 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10