Biển Đông: Việt Nam đang ở phía chính nghĩa

Diendandoanhnghiep.vn Sự thật của luật pháp quốc tế cũng như sự thật lịch sử đứng về phía Việt Nam và các quốc gia khác. Cho dù Trung Quốc có sức mạnh cũng không thể lấp liếm được điều đó.

>> Biển Đông đâu dễ để Trung Quốc nuốt trọn

Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 12/1 công bố Báo cáo số 150 có tựa đề “Limits in the Seas” (tạm dịch: “Ranh giới trên biển”) với chú thích “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: Các yêu sách hàng hải tại Biển Đông”.

Nghiên cứu bác bỏ yêu sách “đường 9 đoạn” được Mỹ công bố không chỉ nhận được sự đánh giá cao từ các chuyên gia Việt Nam mà cả cộng đồng học giả quốc tế.

Chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam đang đứng gác ở Trường Sa.

Chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam đang đứng gác ở Trường Sa.

Với độ dài 47 trang, Báo cáo 150 là sự tiếp nối đối với một nghiên cứu của Bộ Ngoại giao Mỹ được thực hiện từ năm 2014. Đây là tài liệu nghiên cứu về kỹ thuật và pháp lý được Mỹ thực hiện suốt nhiều năm qua về các tuyên bố chủ quyền biển của các quốc gia, xem xét tính chất phù hợp với luật pháp quốc tế của các yêu sách này.

Bộ Ngoại giao Mỹ nhắc lại nghiên cứu mới dựa trên một phân tích năm 2014 của Bộ Ngoại giao Mỹ về các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh trong phạm vi một “Đường 9 đoạn” mơ hồ ở Biển Đông. Từ năm 2014, Trung Quốc đã nhiều lần khẳng định chủ quyền đối với một vùng rộng lớn tại biển Đông cũng như tại những nơi mà Trung Quốc gọi là “vùng nội thủy” và “các quần đảo xa”.

Cụ thể, theo báo cáo, Trung Quốc đã đưa ra 4 loại yêu sách chủ quyền khác nhau đó là: chủ quyền đối với hơn 100 thực thể ở Biển Đông;  tự vạch ra “các đường cơ sở thẳng”; yêu sách về các vùng biển; “quyền lịch sử” ở Biển Đông. Nhưng tất cả đều không phù hợp với luật pháp quốc tế như được phản ánh trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Nói cách khác, quan điểm của Mỹ là bác bỏ “quyền lịch sử” của Trung Quốc trên Biển Đông. Nội dung này đã được nhắc tới tương tự trong phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài quốc tế, cho rằng các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc bên trong cái gọi là “Đường 9 đoạn” hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.

>> Ấn Độ ủng hộ giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: BNG

Phản hồi về Báo cáo 150 của Mỹ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng ngày 14/1 cho biết: “Việt Nam ghi nhận việc Bộ Ngoại giao Mỹ công bố Báo cáo số 150 về các ranh giới biển… Việt Nam đã nhiều lần khẳng định quan điểm nhất quán và rõ ràng của mình, cả trong khuôn khổ song phương cũng như đa phương. Theo đó, Việt Nam luôn phản đối và không chấp nhận mọi yêu sách liên quan không phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS".

"Nhân dịp này, Việt Nam một lần nữa đề nghị các bên liên quan tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, có đóng góp tích cực và thực chất nhằm duy trì hòa bình, ổn định, bảo vệ an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, tính toàn vẹn của UNCLOS và trật tự dựa trên luật lệ”, phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói. 

Đây không phải lần đầu Mỹ đưa ra luận điểm của mình. Trước đó, Mỹ đã nhiều lần thể hiện quan điểm về vấn đề Biển Đông. Đặc biệt, Mỹ đưa ra quan điểm rõ ràng tại một nghiên cứu tương tự (báo cáo "Ranh giới trên biển") vào năm 2014. Tuyên bố hồi tháng 7/2020 của Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là Mike Pompeo cũng đã đề cập rõ ràng việc Mỹ phản đối các yêu sách sai trái của Trung Quốc trên Biển Đông.

Thế nên, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ không thay đổi yêu sách phi lý trên Biển Đông sau Báo cáo 150. Tuy nhiên, Báo cáo 150 rõ ràng cho thấy thái độ của các quốc gia. Nếu quốc gia mạnh như Mỹ lên tiếng, các quốc gia khác cũng sẽ có tiếng nói mạnh mẽ hơn.

Nhà nghiên cứu Hoàng Việt nhận định: “Báo cáo 150 “không mới nhưng đã được cập nhật trên mọi mặt để cho thấy bức tranh chi tiết hơn, cụ thể hơn về pháp lý quốc tế, cho chúng ta thấy những sai trái của Trung Quốc”.

Chuyên gia an ninh hàng hải Collin Koh, làm việc tại Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam (Singapore), cho rằng báo cáo của Mỹ là động thái mới nhất chuyển dần từ cách tiếp cận chủ yếu từ góc độ quân sự được chính quyền Mỹ thời Tổng thống Donald Trump vận dụng nhằm đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông, sang cách tiếp cận mang tính "chính trị và pháp lý" hơn. Ông cũng chỉ ra rằng thời điểm Mỹ công bố nghiên cứu, ngay trong bối cảnh các cuộc đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) bế tắc, có thể là cách để Washington định hình và gây ảnh hưởng tới tiến trình này.

Có thể nói, mục tiêu lớn nhất của Trung Quốc vẫn là độc chiếm Biển Đông. Tuy nhiên, để tránh sự công kích từ cộng đồng quốc tế, Trung Quốc đã sử dụng chiến thuật “vùng xám” để vẫn đạt được mục đích mà không bị coi là “xâm chiếm bằng vũ lực”.

Việc tận dụng các chiến thuật vùng xám như vậy đặt ra một thách thức trực tiếp và nghiêm trọng đối với một trật tự dựa trên luật lệ, vốn tạo điều kiện cho các quốc gia tương tác với nhau và xóa bỏ mâu thuẫn khi chủ quyền của họ bình đẳng. Điều này có nghĩa là chúng ta chấp nhận “ưu thế thuộc về kẻ mạnh” thay vì ngược lại.

Dẫu vậy, với chiến thuật công kích “điểm yếu pháp lý” của Trung Quốc trên Biển Đông, phía Mỹ lúc này đã mở đường cho các hành động pháp lý khác của các nước đồng minh hoặc nhóm các thành viên ASEAN trực tiếp có liên quan đến Biển Đông.

Điều này cũng có nghĩa, cho dù Trung Quốc có sức mạnh cũng không thể lấp liếm được cái gọi là chính nghĩa!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Biển Đông: Việt Nam đang ở phía chính nghĩa tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714156726 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714156726 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10