BOT không còn là cỗ máy moi tiền!

Diendandoanhnghiep.vn BOT không còn là miếng bánh ngon nếu bị siết chặt trong đấu thầu hay giám sát chặt chẽ hơn.

 

Sau khi bị tài xế phản ứng, trạm BOT T2 dừng thu phí từ ngày 25/5. Ảnh: Cửu Long/VnE

Sau khi bị tài xế phản ứng, trạm BOT T2 dừng thu phí từ ngày 25/5. Ảnh: Cửu Long/VnE

Việc Công ty CP Đầu tư Quốc lộ 91 Cần Thơ - An Giang vừa gửi đơn cầu cứu Chính phủ, xin trả lại dự án hoặc được hoàn trả 880 tỉ đồng chi phí đầu tư sau khi bị ngưng thu phí Trạm T2, phá vỡ các điều khoản trong hợp đồng khi ký kết với Bộ GTVT với lý do "thua lỗ, số tiền thu không đủ trả lãi suất ngân hàng", đang làm dấy lên sự lo ngại trong dư luận cũng như giới chuyên gia.

Câu chuyện trên không phải là mới, vì hẳn chưa ai quên Công ty CP Tasco cho biết, có thể sẽ tìm kiếm các cơ hội đầu tư khác tốt hơn thay vì đầu tư vào lĩnh vực BOT. Lý do Tasco đưa ra là tỷ suất sinh lời khoảng 11,5% không quá cao, trong khi nguồn vốn chủ sở hữu bị “giam” quá lâu.

Có thể nói, tuyên bố hoặc có hành động rút khỏi dự án giao thông BOT cho thấy: BOT không còn là miếng bánh ngon nếu bị siết chặt trong đấu thầu hay giám sát chặt chẽ hơn. Tức là, vấn đề “lời ăn lỗ chịu” là nguyên tắc sống còn trong kinh doanh đối với bất cứ nhà kinh doanh nào. Song, nguyên tắc này dường như không được áp dụng ở Việt Nam với loại hình kinh doanh đặc thù như BOT giao thông.

Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết: “Nhà đầu tư có kiến nghị lên Thủ tướng, chắc Thủ tướng sẽ giao Bộ GTVT xem xét. Tuy nhiên việc giải quyết nằm trong tổng thể các dự án BOT chứ không chỉ riêng mỗi trạm T2. Khi làm dự án BOT quốc lộ 91 thì tính toán trong bối cảnh dự án tuyến tránh TP Long Xuyên sẽ được đầu tư hoàn thành trước. Nhưng thiếu vốn đầu tư nên dự án tuyến tránh TP Long Xuyên bị chậm khiến nảy sinh bất cập tại trạm thu phí T2”.

Thế nhưng, nhà đầu tư muốn chấm dứt hợp đồng và bàn giao lại dự án cho Chính phủ là khó khả thi. “Đây chẳng qua là cách chủ đầu tư muốn làm áp lực với Bộ GTVT. Lúc đặt trạm T2, tỉnh An Giang không hề được hỏi ý kiến, các bên liên quan chỉ hỏi ý kiến Cần Thơ. Theo tôi biết, hợp đồng BOT không đơn giản muốn ngưng là ngưng, tức là phải có báo cáo tài chính và rất nhiều thủ tục chứ không thể nào dựa vào vài văn bản đơn thuần mà dừng thực hiện được” - ông Nguyễn Việt Trí, Giám đốc Sở GTVT An Giang nói.

Chưa dừng lại ở đó, khi mà Bộ GTVT đang lấy ý kiến đề xuất tăng thu phí từ 12-18% theo cam kết trong hợp đồng đối với 37 dự án BOT với lý do doanh thu thực tế giảm so với phương án tài chính trong hợp đồng, lưu lượng xe thấp hơn thực tế,…nếu không tăng phí thì Nhà nước phải bù lỗ khoảng 3.000 tỉ đồng. Dự luận bất ngờ, ngạc nhiên với đề xuất này cũng như nguyên nhân của nó, nhất là với những dự án “nhầm chỗ”, thiếu minh bạch, mất công bằng trong thu phí mà dư luận bất bình, búc xúc lâu nay.

Nhà đầu tư khi tham gia dự án đã tính toán cẩn trọng, kiểm tra hiện trạng thực tế, thống kê mật độ giao thông trên đường mới đưa vào thiết kế, thi công, lập phương án hoàn vốn và có lợi nhuận. Bây giờ lấy lý do “thiếu hụt lượng xe” thì chẳng khác gì bảo kê cho nhà đầu tư phương án kinh doanh kỳ cục “chỉ lời không lỗ”. Vì sao nhà đầu tư lại tính toán sai sót mà vẫn luôn được đảm bảo lợi nhuận?

Không thể chấp nhận phương án kinh doanh “lời ăn, lỗ dân chịu”. Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đã nói: “Tôi khẳng định, dự án nằm trên đất, đất thuộc quyền sở hữu của toàn dân thì Nhà nước vẫn thực hiện quyền quản lý. Nhà nước thiếu vốn đầu tư cho hạ tầng, mời gọi anh vào và chỉ cho phép anh xây dựng khai thác, quản lý trong thời gian nhất định, khi nào hết thời hạn kinh doanh, doanh nghiệp phải trả lại hạ tầng cho Nhà nước. Nếu anh làm ẩu, gian dối từ thi công đến xây dựng thì phải chịu trách nhiệm”.

Những sự việc trên không khác gì kiểu “giọt nước tràn ly” và nó đã minh chứng niềm tin của dân bị tát cạn.Đây cũng chính là cỗ máy moi tiền khổng lồ để đáp ứng nhu cầu của một bộ phận, lợi ích nhóm nào đó, chứ không phải đặt lợi ích toàn thể cho người dân

Ai sai người đó chịu. Bộ GTVT sai thì bộ chịu. Chủ đầu tư sai thì chủ đầu tư chịu. Ngân hàng sai thì ngân hàng chịu. Đừng bắt người dân phải chịu bằng những lý lẽ, giải thích vòng vo theo kiểu tất cả đều đang đúng quy trình

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết BOT không còn là cỗ máy moi tiền! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714091765 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714091765 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10