Chống dịch và an dân

Diendandoanhnghiep.vn Chúng ta không thiếu giải pháp, vấn đề ở chỗ, chúng ta phải thiết lập, triển khai có một số biện pháp nhanh hơn, kịp thời hơn để an dân trong đại dịch.

Dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và chúng ta đang triển khai nhiều biện pháp để phòng, chống dịch, trong đó có việc triển khai thiết lập vùng phong tỏa. Tuy nhiên, vấn đề an sinh xã hội là điều mà người dân quan tâm lúc này và đây là bài toán cần lời giải đáp cấp thiết.

người dân di dời khỏi TP HCM để về quê

Người dân di dời khỏi TP HCM để về quê "tránh dịch". Ảnh: Quốc Tuấn

Như đã biết, từ 8h sáng ngày 16/8, Đà Nẵng đã “đóng cửa 7 ngày” để chống dịch. Song song, TP.HCM tiếp tục cũng áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn thành phố theo tinh thần Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ từ 0 giờ ngày 16/8 đến hết ngày 15/9 với nguyên tắc “ai ở đâu thì ở đó”.

Khi biết thông tin này, rất nhiều người dân ở các địa phương nói trên đã  mang balo, đồ đạc, chở nhau bằng xe máy lưu thông về quê. Theo một số người dân, dù biết quy định là không tự ý về quê bằng xe máy. Tuy nhiên, cả gia đình đã thất nghiệp, không tiền sinh hoạt và tiền trọ nên chỉ còn cách là trả phòng để về quê.

Thủ tướng chỉ đạo “ai ở đâu ở yên đó” và không được để người dân thiếu đói, không có ăn có mặc. Nên khi xảy ra tình trạng người người ùn ùn rời khỏi thành phố, nhiều người đã đặt câu hỏi: Tại sao vẫn xảy ra chuyện như vậy? Có phải các địa phương nói trên đã không làm tốt vấn đề an sinh?

Nói đến vấn đề an sinh, đại dịch COVID-19 đã tàn phá đất nước ta trên mọi phương diện. Người chết, sản xuất đình trệ, đời sống người dân gặp muôn vàn khó khăn, nhiều gia đình đang phải dốc nguồn dự trữ cuối cùng để duy trì đời sống tối thiểu đã đặt ra những vấn đề rất lớn về an sinh xã hội.

Dẫn một con số thống kê từ tháng 5/2020, nước ta có khoảng 32 triệu lao động bị ảnh hưởng nhưng sự hỗ trợ của Nhà nước không thể kéo dài hết thời gian dịch mà chỉ được vài tháng, nên họ phải tự bỏ tiền tích luỹ ra để sống. Có những người qua 1 năm, toàn bộ tiền tích luỹ trở về số 0.

Thực tế, cũng đã có nhiều gói hỗ trợ từ Chính phủ và các địa phương. Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết: “Nhiều địa phương đã giải ngân hàng trăm tỷ đồng hỗ trợ như: TP.HCM, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang… Hiện, toàn quốc đã đạt những kết quả tương đối tốt, thậm chí có nhóm chính sách đã có thể gần hoàn thành, như chính sách giảm mức đóng vào quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Và đặc biệt là không phát sinh thêm thủ tục”.

Theo đó, ở trong thời điểm này, rất cần những quyết sách vừa trước mắt, vừa lâu dài của Chính phủ cùng với nỗ lực của doanh nghiệp, người dân, đặc biệt là ngành lao động, thương binh và xã hội - lực lượng chủ chốt trực tiếp thực thi nhiệm vụ này.

ff

Vẫn còn nhiều người dân gặp khó khăn chưa nhận được tiền hỗ trợ. Ảnh: Quốc Tuấn

Theo quan điểm cá nhân, chúng ta không thiếu giải pháp, vấn đề ở chỗ, chúng ta phải thiết lập, triển khai có một số biện pháp nhanh hơn, kịp thời hơn để an dân trong đại dịch, như:

Thứ nhất: Cần ưu tiên chiến lược nghiên cứu, nhận chuyển giao công nghệ, sản xuất các loại vaccine như một ngành kinh tế mũi nhọn.

Thứ hai: Rà soát để hỗ trợ tiền nhà trọ, gói an sinh xã hội bằng tiền mặt, cung cấp lương thực – thực phẩm cho tất cả các đối tượng khó khăn. Đẩy nhanh việc giải ngân các gói hỗ trợ an sinh xã hội và cung cấp lương thực, thực phẩm cho người dân.

Thứ ba: Huy động, phát huy tinh thần tương thân tương ái, hoạt động của trung tâm an sinh các cấp để tiếp nhận và phân phối hàng hoá cứu trợ đến với bà con được kịp thời nhất. Phát huy các hoạt động thiện nguyện của những cá nhân, tổ chức để giúp đỡ bà con.

Thứ tư: Các chính sách an sinh xã hội cần quan tâm thêm cả các đối tượng  người lao động làm việc ở 5 triệu hộ kinh doanh cá thể và 8 triệu hộ nông dân.

Thứ năm: Bảo vệ và mở rộng “vùng xanh”. Trong đó, các bộ, ngành xây dựng đề án quy hoạch kinh tế vùng, sự kết nối một cách bài bản, căn cơ, lâu dài giữa các vùng, giữa nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, nhàm đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa cần thiết cho vùng bị cách ly.

Có thể nói, người dân cả nước đã chuẩn bị tư tưởng một “cuộc chiến trường kỳ” với giặc dịch mang tên COVID-19, trên tinh thần “chống dịch như chống giặc”. Và để tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta chống chọi, tiến tới đẩy lùi đẩy lùi dịch bệnh, bên cạnh những nghĩa cử cao đẹp, tinh thần cố kết dân tộc thì các biện pháp “chống dịch và an dân” cũng cần thực hiện đồng bộ với nhau.

Điều quan trọng lúc này là trên dưới đồng lòng để có thêm sức mạnh, thêm niềm tin và hy vọng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chống dịch và an dân tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714369129 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714369129 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10