Dự thảo Dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi): Còn gây khó cho ngân hàng, doanh nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Theo VCCI, bên cạnh những nội dung khả thi, một số quy định trong Dự thảo Đề nghị xây dựng Dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi), còn gây khó cho hoạt động của ngân hàng, doanh nghiệp…

Trả lời Công văn số 447/NHNN-PC ngày 20/01/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc đề nghị góp ý Dự thảo Đề nghị xây dựng Dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, một số quy định trong Dự thảo còn gây khó cho hoạt động của ngân hàng, doanh nghiệp.

Cụ thể, theo VCCI, về phân loại trách nhiệm của các đối tượng báo cáo, chính sách 1 Dự thảo đề xuất bổ sung một số nhóm đối tượng báo cáo như tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, tổ chức cung cấp dịch vụ cho vay ngang hàng, tổ chức kinh doanh tiền ảo, tài sản ảo…

“Việc bổ sung này là cần thiết nhằm điều chỉnh kịp thời các hoạt động mới phát sinh trong thực tiễn, tuy nhiên, theo phản ánh của các doanh nghiệp, việc bổ sung đối tượng báo cáo mới trong thời gian vừa qua chưa gắn liền với việc phân loại nghĩa vụ, xác định cụ thể phạm vi nghĩa vụ đi kèm mà doanh nghiệp phải thực hiện. Điều này dẫn đến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuân thủ theo các quy định pháp luật”, VCCI cho biết.

Một số quy định trong Dự thảo Đề nghị xây dựng Dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi)

Một số quy định trong Dự thảo Đề nghị xây dựng Dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) còn gây khó cho hoạt động của ngân hàng, doanh nghiệp - Ảnh minh họa

Cũng theo VCCI, Nghị định số 87/2019/NĐ-CP đã bổ sung các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán vào diện các đối tượng báo cáo, và yêu cầu thực hiện các nghĩa vụ giống như với các tổ chức tài chính. Quy định như vậy được cho là chưa phù hợp với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hạ tầng thanh toán điện tử. Bởi các tổ chức này không thiết lập quan hệ trực tiếp cũng như không quản lý hồ sơ khách hàng mà chỉ hỗ trợ các tổ chức thanh toán, đơn vị chấp nhận thanh toán hoặc các tổ chức trung gian thanh toán khác để thực hiện giao dịch của khách hàng.

Do đó, các tổ chức này không có đầy đủ cơ sở để thực hiện một số nghĩa vụ như xác định khách hàng nằm trong danh sách đen hay yêu cầu trì hoãn giao dịch được thực hiện bởi khách hàng thông qua tổ chức thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán khác.

“Đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung thêm nội dung “phân loại trách nhiệm của từng đối tượng báo cáo theo mức độ rủi ro” vào Chính sách 1 Dự thảo”, VCCI góp ý.

Về lưu trữ hồ sơ, báo cáo, theo VCCI, Điều 27 Luật Phòng, chống rửa tiền quy định doanh nghiệp phải có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ, tài liệu. Tuy nhiên, theo phản ánh của các doanh nghiệp, hiện pháp luật không có quy định cho phép hoặc quy chuẩn cho việc lưu trữ bản sao điện tử, dẫn đến doanh nghiệp phải thực hiện lưu trữ bằng giấy chỉ để phục vụ cho quản lý nhà nước. Kể cả trong trường hợp đã triển khai nhận biết khách hàng qua phương thức trực tuyến (eKyC) và thực hiện giao dịch trực tuyến nhưng các doanh nghiệp vẫn phải chuyển đổi các tài liệu ra giấy để lưu trữ.

Theo VCCI, ban soạn thảo nên cân nhắc sửa đổi một số quy định

Ảnh minh họa 

Việc này khiến các doanh nghiệp tốn nhiều chi phí lưu trữ hồ sơ, mất nhiều thời gian trong việc truy xuất thông tin và đặc biệt là ảnh hưởng đến quá trình số hóa quy trình hoạt động của doanh nghiệp.

“Do vậy, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung thêm nội dung sau vào Chính sách 3 Dự thảo: “Sửa đổi các quy định về lưu trữ hồ sơ, báo cáo của đối tượng báo cáo theo hướng cho phép các đối tượng báo cáo được lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo phương thức điện tử”, VCCI góp ý.

Bên cạnh đó, về trách nhiệm cung cấp thông tin của đối tượng báo cáo, theo VCCI, Luật Phòng, chống rửa tiền đã có một số quy định về trách nhiệm cung cấp thông tin của đối tượng báo cáo. Tuy nhiên, các quy định này chỉ cho phép doanh nghiệp cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mà chưa cho phép cung cấp cho đối tượng khác.

Thực tế, các doanh nghiệp còn nhận được yêu cầu cung cấp thông tin từ phía các ngân hàng đối tác trong mối quan hệ đại lý để phục vụ cho nhu cầu xác thực thông tin cho mục đích phòng chống rửa tiền. Việc này đặt các ngân hàng vào tình trạng có thể vi phạm các quy định về bảo mật thông tin khách hàng tại Điều 14.3 Luật các tổ chức tín dụng.

Từ những bất cập đã viện dẫn, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung nội dung “Sửa đổi các quy định về trách nhiệm cung cấp thông tin của đối tượng báo cáo theo hướng cho phép đối tượng báo cáo được cung cấp thông tin xác minh khách hàng cho tổ chức tài chính có quan hệ đại lý” vào Chính sách 3 Dự thảo.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Dự thảo Dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi): Còn gây khó cho ngân hàng, doanh nghiệp tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714476791 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714476791 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10