Đừng để đề án “ích nước lợi dân” nằm… trên giấy

Diendandoanhnghiep.vn “Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 2021-2030” là Đề án ý nghĩa, người dân kỳ vọng, nhưng hơn một năm qua vẫn nằm trên giấy.

Mới đây, UB Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Toàn cảnh phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Đ.X

Toàn cảnh phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Đ.X

Theo thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho biết, sau khi thành lập một năm Ban mới có Quy chế hoạt động và chương trình công tác năm 2021 tới tháng 7/2021 mới ban hành. Sự chậm trễ này, theo cơ quan thẩm tra, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo chương trình.

Được yêu cầu báo cáo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nêu hai nguyên nhân rất khó dẫn đến tiến độ chậm vì đây là chương trình không những mới mà quy mô lớn nhất trong các chương trình mục tiêu quốc gia, độ phức tạp cao. Lý do thứ hai là tác động của công tác phòng chống dịch, trong khi đó hồ sơ rất dày nghiên cứu mất rất nhiều thời gian, công tác nhân sự cũng có sự thay đổi.

Nhưng Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vẫn tỏ thái độ sốt ruột và nhấn mạnh rằng: “Chương trình rất cấp bách, khi Chính phủ trình và Quốc hội phê chuẩn tôi nhớ là tổ chức họp báo rất là khí thế, nhưng đến nay 14 tháng rồi hầu như chưa có chuyển động gì cả, tất cả đều nằm trên đề án”. 

Khách quan mà nói, khoảng 10 năm trở lại đây, có dịp đi đến tận cùng địa bàn biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, nơi tuyến đầu Tổ quốc, chúng ta sẽ được chứng kiến sự đổi thay trên mỗi bản, làng, thôn, xóm, buôn, sóc. Nhiều con đường mới được mở ra, những mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao nở rộ…

 Rồi các lễ hội văn hóa, du lịch cộng đồng không ngừng được quảng bá, phát triển, thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế - xã hội địa phương.

Thế nhưng, xin nhắc lại, Việt Nam là quốc gia đa thành phần dân tộc. Trong 54 dân tộc, có tới 53 dân tộc thiểu số. Các thành phần dân tộc thiểu số có số dân gần 14,2 triệu đồng bào, chiếm 13% dân số cả nước. Các dân tộc thiểu số lại có tỷ lệ dân số không đồng đều, các thành phần dân tộc cư trú phân tán, xen kẽ ở các tỉnh, thành phố trên cả nước, đặc biệt là vùng miền núi, biên giới.

Hơn nữa, so với mặt bằng chung của đất nước thì các dân tộc thiểu số có trình độ dân trí, trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đều nhau. Thường xuyên xảy ra thiên tai, canh tác khó khăn, đời sống khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cũng cao, việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất, kinh tế cũng chậm phát triển hơn.

Có điều, các dân tộc thiểu số sống đoàn kết, thân ai, tương trợ với nhau, tạo nên sức mạnh đoàn kết và bản sắc đa dạng, phong phú về văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Quan trọng hơn, đây là vùng có vị trí địa lý, kinh tế, an ninh - quốc quốc phòng vô cùng quan trọng.

Cần dành ưu tiên cao nhất cho Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh minh họa

Cần dành ưu tiên cao nhất cho Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh minh họa

Vì lẽ đó, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào là đầu tư cho phát triển, góp phần tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia. Đi liền với đó là xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số; góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nhằm đạt được mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Riêng cá nhân tôi rất tâm đắc với quan điểm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đó là: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;... Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển”.

Chính vì vậy, thêm một lần nữa chúng ta cần nhận thức sâu sắc, đại đoàn kết các dân tộc có ý nghĩa, vị trí chiến lược quan trọng, vừa là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, nhưng cũng rất cấp bách và là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Và việc đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi là chủ trương đúng đắn.

Nếu thực hiện tốt sẽ phát huy tiềm năng, lợi thế, khơi dậy tinh thần tự lực, khát vọng vượt khó vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số. Nhằm sớm đưa vùng này phát triển một cách toàn diện, bền vững, đi lên cùng cả nước.

Ấy thế mà, một đề án ra đời (như nói ở trên) được xem là những quyết định mang tính lịch sử, có ý nghĩa lớn như thế lại vẫn đang nằm trên giấy là một điều khó chấp nhận. Càng đáng tiếc thay, việc này ở ta lại không lạ!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đừng để đề án “ích nước lợi dân” nằm… trên giấy tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714150591 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714150591 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10