Đường lưỡi bò tiếp tục bị chỉ trích là hoang đường

Diendandoanhnghiep.vn Đường chín đoạn (hay còn gọi là đường lưỡi bò) mà Trung Quốc “tự vẽ” ra chưa bao giờ thôi nóng trên các diễn đàn thông tấn cả trong và ngoài nước.

>> Cảnh giác với chiêu bài "đường lưỡi bò"

Mới đây, Lowy Institute – Tổ chức phân tích chuyên sâu về các vấn đề nóng trên thế giới đã có bài viết mới với tựa đề “Sự tích hoang đường về đường chín đoạn sai trái của Trung Quốc”. Tại đây, các tác giả đã có chung quan điểm khi nhìn nhận đường lưỡi bò là sự hoang đường và bị cộng đồng quốc tế lên án.

ff

Đường lưỡi bò là sự hoang đường và bị cộng đồng quốc tế lên án

Nguồn gốc của đường chín đoạn có thể được bắt nguồn từ các bản đồ chính thức do chính phủ Trung Hoa Dân Quốc dưới quyền Quốc dân đảng, còn gọi là chính phủ Quốc dân đảng, thực hiện trước và sau Thế chiến II – theo cuốn sách “Vạc dầu châu Á: Biển Đông và hồi kết của một Thái Bình Dương ổn định” của học giả và chiến lược gia Mỹ Robert D. Kaplan.

Theo những tư liệu mà giới nghiên cứu Trung Quốc công bố rộng rãi trên các trang mạng thì xuất xứ của đường lưỡi bò như sau: Thời Trung Hoa dân quốc có tổ chức chuyến đi khảo sát trái phép kéo dài 2 tháng từ đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa đến đảo Ba Bình thuộc Trường Sa. Sau chuyến đi, trở về trụ sở ở Quảng Châu, chỉ huy Lâm Tuân cùng một số thuộc hạ thân tín ngồi lại cùng nhau vẽ ra bản đồ 11 đoạn rồi giao cho Sở Phương vực thuộc Bộ nội chính in ấn vào tháng 10/1947.

Năm 1949, khi phe Quốc dân đảng thất bại và chạy sang Đài Loan, Nhà địa lý Trung Quốc Yang Huairen - người thêm đường chín đoạn vào bản đồ, ở lại Đại lục và bị thanh trừng trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa (1966-1976). Tuy nhiên, sau này, khái niệm đường chữ U của Yang vẫn được Bắc Kinh sử dụng. Đến năm 2009 Trung Quốc mới đưa một bản đồ có đường chín đoạn vào một hồ sơ đệ trình lên Liên Hợp quốc.

Đáng nói, vùng biển này luôn luôn thuộc về Việt Nam và yêu sách của Trung Quốc luôn bị các nước trên thế giới phản đối, đồng loạt không thừa nhận. Nên không quá khi nói những yêu sách và tham vọng độc tài của Trung Quốc chính là một phần nguyên nhân khiến cho tình hình tại khu vực này ngày càng trở nên căng thẳng và nghiêm trọng hơn. Một trong số đó phải kể đến tấm bản đồ đường chín đoạn đầy thị phi và chưa bao giờ được công nhận của quốc gia này.

>> Chiến lược “đường lưỡi bò” vẫn âm ỉ

>> Cần hành động cương quyết để cắt đứt “đường lưỡi bò”!

Trích công hàm phản đối chung của Anh, Pháp, Đức

Trích công hàm phản đối chung của Anh, Pháp, Đức

Thế mới có chuyện, kể từ khi nêu yêu sách ra Liên Hợp quốc, Trung Quốc đã vấp phải rất nhiều sự phản đối của các nước trong và ngoài khu vực. Các nước như Việt Nam, Indonesia, Philippines đã ngay lập tức gửi công hàm chính thức phản đối yêu sách của Trung Quốc.

Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và nhiều nước khác bày tỏ quan ngại về tự do an toàn hàng hải trên vùng Biển Đông. Không chỉ dừng lại ở Châu Á, Châu Mỹ, làn sóng phản đối Trung Quốc đã lan rộng sang cả Châu Âu khi ba nước Anh, Pháp và Đức, hay còn gọi là Nhóm E3, vào ngày 16/9/2020 cũng đã cùng nhau gửi công hàm chung lên Liên Hợp Quốc nhằm phản bác yêu sách vô lý của Trung Quốc trên Biển Đông.

Nhiều học giả có nghiên cứu sâu về luật biển ở các nước như Pháp, Canada, Bỉ,… đã có nhiều bài viết vạch rõ tính phi lý, mâu thuẫn, mập mờ và ngang ngược thể hiện trong yêu sách này.

Đáng chú ý, trong các quốc gia phản đối yêu sách, Mỹ là một trong những quốc gia đầu tiên có phản ứng nhanh và vô cùng quyết liệt. Đặc biệt, vào ngày 2/6/2020, Mỹ đã gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc để phản đối yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. 

Thực tế vẫn cho thấy, chưa bao giờ việc phản đối Trung Quốc bành trướng lại mạnh mẽ như vậy, bởi dễ dàng nhận thấy trong mọi trường hợp, sự thật và sự thượng tôn pháp luật sẽ luôn được ưu tiên hàng đầu. Trung Quốc mặc dù đã dùng rất nhiều âm mưu và thủ đoạn để triển khai yêu sách, nhưng đến giờ phút này chưa có một quốc gia nào lên tiếng ủng hộ.

Trái lại, Trung Quốc chỉ nhận được về được sự phản đối quyết liệt của cộng đồng quốc tế khắp năm châu, và nó càng cho thấy sự hoang đường của cái gọi là đường lưỡi bò. Đây cũng là xu thế chung của các quốc gia ưa chuộng hòa bình trên thế giới trong thời gian sắp tới.

Có thể nói, vấn đề chủ quyền Biển Đông từ lâu đã trở thành một trong những vấn đề có tính chất phức tạp bậc nhất trên thế giới, mà tất cả đều đến từ những yêu sách vô cùng phi lý của Trung Quốc.

Riêng Việt Nam, từ lâu chúng ta đã khẳng định rằng biển đảo là một phần lãnh thổ quan trọng không thể tách rời khỏi lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Bởi vậy, dù tình hình trên biển có nhiều lúc căng thẳng, phức tạp, Việt Nam vẫn giữ vững mục tiêu, bảo vệ chủ quyền biển đảo, xây dựng môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

Qua đó càng chứng minh chủ trương, đường lối, chính sách giải quyết bất đồng trên Biển Đông của Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu thế chung của thế giới.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đường lưỡi bò tiếp tục bị chỉ trích là hoang đường tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714366217 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714366217 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10