Hạ nhiệt giá bán chung cư: Cần tiếp tục tháo gỡ vướng mắc pháp lý

Diendandoanhnghiep.vn Trước tình trạng chung cư tăng giá đột biến thời gian vừa qua, để hạ giá nhiệt, nhiều ý kiến cho rằng, cần tiếp tục tháo gỡ khó khăn về pháp lý để tăng nguồn cung cho thị trường...

>> Chung cư Hà Nội khó giảm giá

Theo dữ liệu của batdongsan.com.vn, sau Tết Nguyên Đán 2024, nhu cầu tìm kiếm bất động sản bán toàn quốc trong tháng 1 tăng 66% so với cùng kỳ. Trong đó, lượng tìm kiếm căn hộ chung cư đều tăng ở cả TP. Hồ Chí Minh và TP. Hà Nội, với lượng tăng lần lượt 59% và 77% so với cùng kỳ.

Bên cạnh nhu cầu tìm kiếm, theo báo cáo mới nhất của Bộ Xây dựng, giá đất tại các địa phương hiện vẫn đang trong xu hướng giảm và số lượng giao dịch rất thấp. Ngược lại, giá căn hộ chung cư vẫn tiếp tục tăng tại 2 thành phố lớn là TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Hiện trên thị trường gần như không có dự án phân khúc căn hộ bình dân có giá dưới 25 triệu đồng/m²

chung cư tăng giá đột biến thời gian vừa qua - Ảnh minh họa

Chung cư tăng giá đột biến tại một số thành phố lớn thời gian vừa qua - Ảnh minh họa

Lý giải cho hiện trạng đã nêu, không ít chuyên gia nhìn nhận, giá căn hộ chung cư tăng là do nguồn cung khan hiếm. Tình trạng lệch pha cung - cầu chủ yếu do những vướng mắc trong hệ thống cơ sở pháp lý. Nhiều thủ tục hành chính còn rườm rà cùng với một số cơ chế, chính sách chưa đồng bộ nên các vướng mắc không được tháo gỡ, dẫn đến tình trạng tắc nguồn cung.

Do đó, cần tiếp tục tháo gỡ vướng mắc pháp lý nhằm khơi thông nguồn cung ra thị trường. Khi đó cung - cầu cân bằng sẽ giúp hạ nhiệt giá nhà chung cư.

Nêu quan điểm về vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản Bộ Xây dựng cho rằng, muốn chữa “căn bệnh” tăng giá của thị trường bất động sản thì phải tăng nguồn cung, tức là tháo gỡ pháp lý.

>> Bất động sản Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư ngoại

Theo chuyên gia, để hạ nhiệt giá chung cư, cần tiếp tục tháo gỡ vướng mắc về mặt pháp lý - Ảnh minh họa

Theo chuyên gia, để hạ nhiệt giá chung cư, cần tiếp tục tháo gỡ vướng mắc về mặt pháp lý để tăng nguồn cung cho thị trường - Ảnh minh họa

“Nắm rõ nguyên nhân này nên Bộ sẽ tập trung hoàn thiện các hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản. Tiếp đó, tháo gỡ các vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, nhất là các dự án nhà ở, khu đô thị, khu công nghiệp lớn… sẽ có tác động lan tỏa thị trường”, đại diện Bộ Xây dựng chia sẻ.

Đặc biệt, Bộ sẽ thành lập các tổ công tác chuyên trách để đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... xem xét, xử lý ngay các vấn đề vướng mắc hoặc đề xuất các cấp xử lý những vấn đề vượt thẩm quyền.

Còn theo ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch HĐQT GP Invest, có tới 70% các dự án vướng mắc, ách tắc về pháp lý, khiến hầu như không có thêm nguồn cung mới. Chính vì vậy, giá nhà chung cư tại nhiều dự án đã tăng gần 80% trong 4 năm qua.

Bên cạnh đó, một bộ phận đầu cơ, mua đi bán lại ở thị trường thứ cấp đã đẩy giá nhà cao bất thường khi đến tay người có nhu cầu ở thực.

“Nếu không sớm gỡ vướng các thủ tục pháp lý, cải thiện sớm nguồn cung thì áp lực giá nhà chung cư tại các đô thị lớn sẽ tiếp tục tăng trong năm nay. Việc tìm căn hộ sẽ càng khó khăn đối với người có thu nhập hạn chế, gia đình trẻ, gia đình từ vùng nông thôn về thành phố không chỉ trong năm nay, mà sẽ còn kéo dài qua các năm 2025 – 2026”, ông Hiệp bày tỏ

Bên cạnh những vấn đề đã nêu, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) cũng cho rằng, một số “bất cập, vướng mắc” của các dự án bất động sản, nhà ở là do một số quy định của Luật. Trong đó, vướng mắc lớn là khoản 1, khoản 4 điều 23 Luật Nhà ở 2014 và điểm b khoản 1, khoản 6 điều 127 Luật Đất đai 2024, quy định doanh nghiệp chỉ được “thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất ở”, hoặc “đang có quyền sử dụng đất ở và đất khác” để thực hiện dự án nhà ở thương mại.

Quy định này đã dẫn đến hệ quả là trong giai đoạn 2015-2020, cả nước có đến hàng trăm dự án nhà ở thương mại không thể triển khai thực hiện hoặc không thể thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng. Điều này gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung dự án dẫn đến thiếu hụt nguồn cung nhà ở thương mại, đẩy giá nhà tăng liên tục trong các năm qua.

“Việc này còn góp phần tạo ra tình trạng “lệch pha” phân khúc thị trường, khiến nhà ở cao cấp liên tục chiếm tỷ trọng áp đảo trên thị trường, chiếm đến trên dưới 70% thị phần và rất thiếu căn hộ nhà ở bình dân; gây thiệt hại cho các doanh nghiệp đã bỏ ra nguồn vốn rất lớn để tạo lập quỹ đất này bị chôn vốn nhiều năm do không triển khai thực hiện được dự án nhà ở thương mại”, ông Châu chia sẻ.

Theo ông Châu, việc Quốc hội xem xét thông qua “Nghị quyết cho phép thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất khác quy định của luật” là giải pháp rất cần thiết. Điều này sẽ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp sau khi các luật mới được ban hành.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hạ nhiệt giá bán chung cư: Cần tiếp tục tháo gỡ vướng mắc pháp lý tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714299236 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714299236 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10