Hôm nay, Quốc hội họp về dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi)

Diendandoanhnghiep.vn Ngày 28/10, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) và dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi).

Trong phiên làm việc buồi sáng, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi). Bộ trưởng Bộ Nội vụ giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) và dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi).

Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) và dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi).

Tại phiên làm việc buổi chiều, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi). Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Góp ý kiến về dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), ĐBQH Nguyễn Phi Thường (Hà Nội) kiến nghị, cần tăng tính bao phủ trong các đối tượng của xã hội, đặc biệt là người dân, doanh nghiệp tư nhân, công nhân xuất sắc, công nhân tiêu biểu để các đối tượng đặc thù, yếu thế trong xã hội mới có cơ hội được thi đua.

Các phong trào thi đua còn mang tính hành chính hóa, cộng dồn các thành tích thi đua, chưa có cơ chế khuyến khích thi đua với người dân lao động, trẻ em, người dân tộc thiểu số với trình độ dân trí có hạn. Cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để hạn chế tiêu cực trong thi đua khen thưởng, đề nghị tra cứu các thành tích thi đua qua cổng thông tin điện tử quốc gia, vì thực tế cho thấy thủ tục rất nhiều.

Cùng với đó, cần rà soát lại các danh hiệu thi đua của các bộ, ngành, tỉnh thành nên cần luật hóa các danh hiệu thi đua này, cùng với các quyền lợi ngoài danh hiệu thi đua, cần có các hình thức thưởng như tăng lương, đăng tên bảng vàng, hoặc mua nhà ở xã hội…

Đồng thời, đơn giản hóa thủ tục xét tặng danh hiệu khen thưởng gắn với trách nhiệm của cấp đề nghị và chịu trách nhiệm về thành tích này. Cơ quan đề xuất phải có trách nhiệm lập thành tích thay vì cá nhân phải tự báo cáo thành tích của mình.

Đại biểu Nguyễn Phi Thường cũng đề nghị bỏ quy định đăng ký thi đua trước khi xét tặng, vì nhiều đơn vị có thành tích tốt nhưng chưa đăng ký thi đua từ đầu năm nên không được xét tặng.

Đại biểu Bùi Hoài Sơn (Hà Nội) thì bình luận, thi đua khen thưởng có thể tạo ra sự “háo danh” và” bệnh thành tích”. Ví dụ trong lĩnh vực biểu diễn thì sẽ đạt được danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” và “Nghệ sĩ ưu tú”, tuy nhiên, một số lĩnh vực không có ai vì không biểu diễn nên không có huân, huy chương để được xét tặng các danh hiệu này. Nhiều hội thi, hội diễn có huy chương, giải thưởng để xét tặng danh hiệu chứ không có khán giả, qua đó cho thấy vẫn còn nặng tính hình thức trong giới nghệ sĩ.

Đại biểu Phạm Xuân Ấn (Hà Nội) cơ bản đồng tình với việc sửa đổi Luật Thi đua, khen thưởng, song cho rằng, các nội dung sửa đổi vẫn chỉ hướng đến các đối tượng là cán bộ, công chức, chứ không phải các doanh nghiệp, người lao động trực tiếp.

Cùng với đó, cần bỏ bớt trình tự thủ tục mang tính hình thức như bản thân người được khen phải tự báo cáo thành tích. Còn việc khen thưởng tập thể không có cá nhân nào bị xử lý kỷ luật thì đơn vị đó có thể che giấu; hoặc đòi hỏi phải liên tục nhiều năm liền có thành tích thì cũng có thể thiệt cho đơn vị đó nếu có một năm không đạt kết quả tốt. Điều quan trọng là các danh hiệu thi đua phải mang tính thực chất, chứ không phải phong trào.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hôm nay, Quốc hội họp về dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714139635 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714139635 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10