“Kháng chiến” đi liền “Kiến quốc”

Diendandoanhnghiep.vn Ngày 1/4/2020, Việt Nam đã ra quyết định công bố dịch COVID-19 trên toàn quốc, với phương châm hành động là “Chống dịch như chống giặc”. Từ đây, đất nước bước vào một “cuộc chiến” mới.

 Thủ tướng Phạm Minh Chính xác định “cuộc chiến này còn lâu dài, phải sống chung với dịch bệnh, không thể khống chế tuyệt đối, phải thích ứng và có cách làm phù hợp”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính xác định “cuộc chiến này còn lâu dài, phải sống chung với dịch bệnh, không thể khống chế tuyệt đối, phải thích ứng và có cách làm phù hợp”.

Sau một năm chống dịch thành công, giữa năm 2021, chủng Delta xuất hiện và chọc thủng phòng tuyến của Việt Nam. Chúng ta đang ở cao điểm của một cuộc chiến cam go mới. Chính vì thế, hơn lúc nào hết, chúng ta phải vừa kháng chiến và kiến quốc.

Kháng chiến - Kiến quốc

Sau ngày 2/9/1945 lịch sử, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa ra đời đã gặp phải muôn vàn khó khăn chồng chất. Chính phủ mới thành lập được “thừa hưởng” một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Nạn đói năm 1945 làm 2 triệu người chết, tiếp đó là lũ lụt, hạn hán kéo dài làm 50% ruộng đất bị bỏ hoang. Sản xuất nông nghiệp đình đốn. Tài chính khô kiệt, kho bạc trống rỗng, ngân hàng Đông Dương còn nằm trong tay tư bản Pháp. Đất nước “tứ bề thọ địch”.

Trước tình hình đó, ngày 25-11-1945, Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị “Kháng chiến Kiến quốc”, định hướng chiến lược cho đất nước vượt qua khó khăn. Chiến lược này xác định đất nước phải đi “cả hai chân”, vừa chiến đấu nhưng cũng vừa phải xây dựng kinh tế. Hai nhiệm vụ quan trọng ngang nhau. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc. Kháng chiến có thắng lợi thì kiến quốc mới thành công. Kiến quốc có chắc thành công, kháng chiến mới mau thắng lợi”.

Nói đi đôi với làm. Chính phủ lâm thời lập tức thực hiện nhiều giải pháp một cách ráo riết, phát huy tinh thần đoàn kết của cả dân tộc. Để kháng chiến, hàng triệu người đã tòng quân nhập ngũ, đi dân quân để tham gia kháng chiến.

Để kiến quốc, Chính phủ lâm thời tổ chức “tuần lễ vàng” huy động sức dân. Mặc dù cả nước trong tình trạng kiệt quệ nhưng 370 kg vàng và 60 triệu tiền Đông Dương đã được người dân chung sức đóng góp với niềm tin vào Chính phủ. Phong trào tăng gia sản xuất được chính phủ ráo riết thực hiện. Chỉ một năm sau, 1946, nạn đói đã được đẩy lùi. Đến đầu năm 1949, diện tích trồng trọt ở các vùng tự do đã tăng gấp ba, bốn lần so với trước kháng chiến. Đồng thời, nhiều chính sách mới về kinh tế và tài chính được Chính phủ lâm thời ban hành như thuế nông nghiệp, thành lập hệ thống mậu dịch quốc doanh, xây dựng Ngân hàng quốc gia Việt Nam...

Chiến lược “Kháng chiến kiến quốc” đúng đắn cùng tinh thần đoàn kết của cả dân tộc đã làm nên một trận Điện Biên Phủ, toàn thắng cuộc kháng chiến với thực dân Pháp.

Mục tiêu kép chống dịch

Quay trở lại “trận chiến COVID-19”, sau hơn 1 tháng công bố dịch và phương châm “chống dịch như chống giặc”, tháng 5 năm 2020, Chính phủ Việt Nam đề ra mục tiêu kép: “Đẩy lùi dịch bệnh và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội”. Ở một nghĩa nào đó, có thể coi đây là một phiên bản mới của chiến lược “kháng chiến kiến quốc” ngày nào.

Trên mặt trận đẩy lùi dịch bệnh, chỉ sau một thời gian ngắn kêu gọi, quỹ vắc-xin đã được toàn dân ủng hộ lên tới hơn 8 nghìn tỷ đồng. Các tập đoàn như Vingroup, BKAV đã nhanh chóng bắt tay nghiên cứu và sản xuất máy thở. Công ty ô tô THACO chế tạo xe tiêm chủng lưu động. Kiều bào tại Mỹ gom thiết bị y tế trị giá 1 triệu USD hỗ trợ Việt Nam... Tất cả chung tay cùng Chính phủ chống dịch.

Trên mặt trận kinh tế, đã có những sáng kiến đề ra để vừa duy trì sản xuất, vừa đảm bảo an toàn như giải pháp 3T (sản xuất tại chỗ, ăn tại chỗ, ở tại chỗ). Tuy nhiên tình hình kinh tế vẫn còn rất nhiều khó khăn, nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng vẫn rất cao, dòng vốn FDI ngấp nghé rời sang nước khác.

Ngày 29/8/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính xác định “cuộc chiến này còn lâu dài, phải sống chung với dịch bệnh, không thể khống chế tuyệt đối, phải thích ứng và có cách làm phù hợp”. Với bài học kinh nghiệm thành công của chiến lược “Kháng chiến kiến quốc”, có lẽ đã đến lúc phải cân bằng hơn giữa 2 mục tiêu kép để sẵn sàng cho cuộc chiến chống dịch trường kỳ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Kháng chiến” đi liền “Kiến quốc” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714329458 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714329458 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10