Mô hình nhà nước và con đường phát triển của Việt Nam (Bài 5)

Diendandoanhnghiep.vn Sự tiến bộ của khoa học công nghệ đi cùng với một số khía cạnh của văn minh loài người đang tiến lên như vũ bão.

Thách

Thách thức của nhân loại trong tương lai là giữa con người với trí tuệ nhân tạo

Thu nhập căn bản cho công dân và các dạng thức tương tự đã bắt đầu được bàn đến và thử nghiệm ở một số nước như Thụy Sỹ và Singapore. Ở trong vòng xoáy này, có người cho rằng thách thức của nhân loại trong tương lai là giữa con người với trí tuệ nhân tạo. Do đội ngũ tinh hoa của thế giới tập trung nhiều ở “phân khúc” này và con người thích những thông tin mới nên đã thu hút rất nhiều sự chú ý của truyền thông nói riêng, công chúng nói chung. Tuy nhiên, đó không phải là tất cả.

Trong bài viết “Trả lại vai trò của Cộng đồng”, nhà kinh tế Dani Rodrik (2018) chỉ ra rằng không thể phủ nhận rằng kinh tế thị trường đã tạo ra nhiều thành quả cho sự phát triển, nhưng rõ ràng nó đang có những trục trặc nghiêm trọng. Sự chia rẽ về kinh tế và xã hội ở nhiều nơi đang gây ra những xáo trộn từ Mỹ, Đức, Ý đến các nước đang phát triển như Philippines và Brazil. Những biến động chính trị này cho thấy cách nhìn nhận về vai trò của kinh tế thị trường không còn hoàn toàn phù hợp. Kinh tế thị trường thuần túy và dân chủ mỗi người một phiếu đang có những trục trặc nghiêm trọng (Huang 2013). Điều này được thể hiện trong ba vấn đề.

 Tap Chi Tai Chinh Thomas Piketty và "Chủ nghĩa tư bản trong thế kỷ 21

Thomas Piketty và "Chủ nghĩa tư bản trong thế kỷ 21

Thứ nhất, bất bình đẳng và phân chia những thành tựu của loài người không đồng đều. Nhà kinh tế học người Pháp Thomas Piketty (2014) đã phân tích rất rõ vấn đề này trong “Tư bản ở thế kỷ 21” với bất đẳng thức nổi tiếng là tốc độ tăng giá trị của cải của những người nắm giữ chúng cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu kể từ sau Thế chiến II đến nay. Oxfarm (2016) đã chỉ ra rằng phần của cải của 1% nhân loại đã nhiều hơn của 99% còn lại từ năm 2016.

Thứ hai, thị trường bị chi phối bởi số ít doanh nghiệp. Bài viết “Cạnh tranh: Cuộc cách mạng tư bản tiếp theo” trên tờ Economist (2018) đã chỉ ra điều này. Các doanh nghiệp đang có được những khoản lợi nhuận bất thường khổng lồ. Toàn cầu hóa và mở rộng thị trường đã không tạo ra cạnh tranh lành mạnh, để giảm lợi nhuận bất thường của các doanh nghiệp mà là ngược lại. Đây là một lý do quan trọng làm cho việc chống toàn cầu hóa nổi lên.

Thứ ba, sự biến hình của mô hình dân chủ phổ thông. Trong bài viết “Liệu Dân chủ Mỹ có thể quay trở lại?” trên Project-Syndicate, Nhà kinh tế đoạt giải Nobel Joseph Stiglitz (2018) đã nhận xét rằng: “Những điều lý tưởng của người Mỹ về tự do, dân chủ, và công lý cho tất cả mọi người chưa bao giờ trở thành hiện thực. Dân chủ đã trở thành của, do và vì một số ít; và công lý chỉ cho tất cả những người, da trắng và có khả năng có nó.” Mục tiêu mỗi người một phiếu và mọi người bình đẳng như nhau đã không thể đạt được mà mô hình dân chủ này đang bị lũng đoạn bởi những chính trị gia dân túy gây chia rẽ và sự thù hằn. Sự náo loạn của nền dân chủ Mỹ do dân túy và phản khoa học dẫn dắt cho thấy rất rõ điều này.

Những trục trặc của mô hình dân chủ kiểu Mỹ đã xảy ra ở nhiều nơi khác. Những phân tích của ông Lý Quang Diệu cho thấy rất rõ điều này: Ngược với những gì giới bình luận chính trị Mỹ nói, tôi không tin vào chế độ dân chủ nhất thiết sẽ dẫn tới phát triển...Dân chủ dẫn đến những điều kiện vô kỷ luật và thiếu trật tự rất có hại cho sự phát triển...

Truyền thống tri thức tự do phát triển sau Thế chiến II khẳng định loài người sẽ tiến đến giai đoạn hoàn hảo, trong đó mọi người cảm thấy tốt hơn họ được phép làm và triển những điều của chính họ. Điều này không đúng như vậy và tôi cho rằng không có chuyện đó...

Những ý tưởng về tính ưu việt của cá nhân … khi đi quá giới hạn không có tác dụng gì. Chúng khiến cho việc duy trì xã hội Mỹ cố kết trở lại khó khăn hơn… Những người muốn một xã hội lành mạnh, trong đó các thiếu nữ không bị những kẻ bán ma túy rình rập, sẽ không theo mô hình của Mỹ… Ở Hoa Kỳ, mối quan tâm của cộng đồng bị hy sinh vì các quyền con người của những kẻ buôn bán và tiêu thụ ma túy…

Ý nghĩa về tính ưu việt của văn hóa Mỹ lần một lần nữa thấy rõ khi truyền thông Mỹ ca ngợi Đài Loan, Hàn Quốc, Philippines hoặc Thái Lan trở thành các chế độ dân chủ và có một nền báo chí tự do. Đó là thái độ khen ngợi rất kẻ cả, những lời khen của một nền văn hóa cao hơn đang “xoa đầu” một nền văn hóa thấp hơn.

Và chính cái tính ưu việt văn hóa ấy dẫn truyền thông Mỹ đến chỗ nhắm vào Singapore và chỉ trích chúng tôi là chuyên quyền, độc tài; một xã hội bị thống trị, bị bó buộc, cứng nhắc và khô khan. Tại sao vậy? Bởi vì chúng tôi không đồng ý với những quan điểm của họ về cách chúng tôi quản lý chính mình. Nhưng chúng tôi không để người khác thí nghiệm với chính cuộc sống của chúng tôi. Quan điểm của họ chỉ là lý thuyết, những lý thuyết chưa được chứng minh, chưa được chứng minh ở đông Á, thậm chí chưa được chứng minh ở Philippines sau khi kiểm soát Philippines suốt 50 năm. Chúng cũng chưa hề được chứng minh ở Đài Loan, hay Thái Lan, hoặc Hàn Quốc.

(Còn tiếp)

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Mô hình nhà nước và con đường phát triển của Việt Nam (Bài 5) tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714295530 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714295530 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10