Mô hình nhà nước và con đường phát triển của Việt Nam (Bài 6)

Diendandoanhnghiep.vn Góc nhìn của ông Lý Quang Diệu về nhà nước trong thời hiện đại rất giống mô hình thiểu số cai trị tốt mà Aristotle đã chỉ ra các đây 2400 năm.

Ông Lý Quang Diệu

Ông Lý Quang Diệu

Ông Lý Quang Diệu cho rằng, thử nghiệm căn bản đối với giá trị của một hệ thống chính trị là liệu hệ thống ấy có giúp cho xã hội đó thiết lập được những điều kiện để cải thiện sức sống của đa phần người dân, cộng thêm việc có tối đa được các quyền tự do cá nhân phù hợp với các quyền tự do của những người khác trong xã hội hay không…

Không có cách nào khác để vận hành một đất nước tốt hơn là dùng người giỏi nhất cho công việc khó khăn nhất...

Với Singapore, thách thức cơ bản vẫn chưa thay đổi, trừ khi chúng tôi liên tục có nhiều người có năng lực cao để đảm nhận cương vị Thủ tướng và các bộ trưởng, nếu không điểm đỏ nhỏ bé Singapore sẽ trở thành một chấm đen bé xíu…

Để tìm được những con người có năng lực, tận tụy, chính trực và sẵn sàng cống hiến giai đoạn sung sức nhất của mình, và dám vượt qua quá trình bầu cử đầy rủi ro, chúng tôi không thể trả lương thấp cho các vị bộ trưởng và nói phần thưởng duy nhất của họ chính là sự đóng góp của họ cho lợi ích chung được.

K

Thu hút tài năng vào các vị trí của nhà nước là chìa khóa thành công của các nền kinh tế đông Á

Chúng tôi không đưa Singapore từ thế giới thứ ba lên thế giới thứ nhất bằng việc săn lùng những vị bộ trưởng sẵn sàng hy sinh tương lai con cái của mình khi phải gánh vác nhiệm vụ phục vụ công chúng.

Chúng tôi có một quá trình rất thực dụng, không đòi hỏi người có năng lực phải từ bỏ quá nhiều từ cộng đồng. Chúng tôi không hạ thấp Singapore thành một quốc gia bình thường khác ở thế giới thứ ba bằng việc né tránh vấn đề trả lương cho các bộ trưởng với mức lương cạnh tranh.

Người ta nói con người nghĩ cho bản thân? Nói một cách trung thực thì bạn có tin rằng một gã không học hết tiểu học lại biết rõ kết quả lựa chọn của mình khi gã trả lời theo bản năng câu hỏi về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo không? Nhưng chúng tôi biết kết quả. Chúng tôi sẽ chết đói, chúng tôi sẽ bị xung đột sắc tộc. Chúng tôi sẽ tan rã.

Để có một chính phủ tốt, bạn phải có những con người giỏi trong chính phủ. Suốt 40 năm qua, tôi quan sát thấy rằng ngay cả với một hệ thống chính phủ kém nhưng có những con người giỏi giang thì người dân vẫn có một chính phủ tạm ổn với mức tiến bộ kha khá. Mặt khác, tôi đã thấy nhiều hệ thống chính quyền lý tưởng bị thất bại.

Hai nước Anh và Pháp đã viết hơn 80 bản hiến pháp cho các thuộc địa khác nhau của mình. Chẳng có gì sai với các bản hiến pháp, các thiết chế, vấn đề chi tiêu và các cán cân cả. Thế nhưng xã hội lại không có những nhà lãnh đạo vận hành được các thiết chế đó và cũng không có những con người tôn trọng các thiết chế đó… Một dân tộc đánh mất niềm tin vào các thiết chế dân chủ của mình bởi vì họ không tìm thấy người đủ năng lực để điều hành họ, cho dù hệ thống đó rất tốt thì dân tộc đó sẽ suy tàn. Cuối cùng, chính người dân mới vận hành hệ thống để cho nó đi vào cuộc sống.

Không chỉ Singapore, thu hút tài năng vào các vị trí của nhà nước cũng là chìa khóa thành công của các nền kinh tế đông Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Tất cả các nơi đã thành công đều có một chính quyền trung ương mạnh được lãnh đạo và vận hành bởi những người tài năng. Rắc rối xảy ra khi quyền lực tập hợp vào tay một số ít nhóm hoặc cá nhân vật có đặc quyền, quan hệ thân hữu như: Indonesia, Philippines và Thái Lan mà quốc gia thiếu khát vọng, không tạo điều kiện cho các tài năng tham gia vào chính quyền (Kim and Vogel 2011).

Tất cả các nước thành công và trở nên phát triển trên thế giới hiện nay đều dựa trên nền tảng kinh tế thị trường và hầu hết đều có nhiều nhân tố của mô hình dân chủ.

Tuy nhiên, đây chỉ là những kết quả cuối cùng, trong khi các nước được xem là có nền dân chủ vững chắc như Hoa Kỳ chẳng hạn, đang gặp phải những vấn đề hết sức nghiêm trọng. Thêm vào đó, ít nhất là từ sau Thế chiến thứ 2 đến nay, chưa có nước nào đi theo mô hình dân chủ phổ thông ngay từ đầu có thể trở nên thịnh vượng.

Trái lại, các nước thành công đều trải qua một giai đoạn tập trung quyền lực cần thiết vào nhà nước và số ít lãnh đạo quốc gia (các dạng mô hình thiểu số cai trị) để có thể định hướng và dẫn dắt các chính sách theo hướng có lợi cho quốc gia với việc khơi gợi được khát vọng vươn lên. Nhưng, khi sự tập trung quyền lực vào số ít mà quốc gia thiếu khát vọng, không có áp lực vươn lên thường dẫn đến trục trặc. Do vậy, đây là một quá trình có sự tương tác một cách hữu cơ để đi đến một xã hội dân chủ và cởi mở hơn chứ không phải duy ý chí, áp đặt một mô hình cố định nào đó ngay từ ban đầu, nhất là các mô hình nhập khẩu từ bên ngoài không phù hợp.

(Còn tiếp)

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Mô hình nhà nước và con đường phát triển của Việt Nam (Bài 6) tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714228791 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714228791 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10