Mở rộng hỗ trợ đối tượng gặp khó khăn do dịch COVID-19

Diendandoanhnghiep.vn Thủ tướng Chính phủ yêu cầu triển khai hiệu quả các giải pháp thu hút người lao động trở lại làm việc, mở rộng hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19.

>> Kích cầu tiêu dùng mùa... COVID!

Phát biểu tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ cho biết, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu bộ, ngành, địa phương thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp đã đề ra, nhất là tập trung thúc đẩy sản xuất kinh doanh; mở rộng hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19... 

họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn

 Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn chủ trì phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11.

Theo đó, Bộ trưởng nêu rõ, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, tiếp tục thực hiện nghiêm Nghị quyết số 128/NQ-CP thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Đồng thời, bám sát thực tiễn, kịp thời sửa đổi, bổ sung những vấn đề chưa phù hợp, bảo đảm sự lãnh đạo nhất quán, tập trung, xuyên suốt.

"Tinh thần là không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác nhưng không hốt hoảng, lo sợ. Cần phải nhanh chóng xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó; tổng hợp nhu cầu và tổ chức mua, dự phòng đủ vắc-xin, thuốc, sinh phẩm, trang thiết bị y tế phòng, chống dịch tại các địa phương", Bộ trưởng cho biết.

Đặc biệt, Người phát ngôn VPCP cho biết, Chính phủ thống nhất, tập trung hoàn thiện Chiến lược tổng thể phòng, chống dịch đồng bộ với Chương trình phục hồi và phát triển KTXH, thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phát triển KTXH.

Đặc biệt, về tình hình kinh tế xã hội tháng 11 và 11 tháng, các thành viên Chính phủ đều nhận định, nền kinh tế đang từng bước mở cửa, các chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất, các hoạt động xã hội dần được nối lại trong điều kiện thường mới, tình hình KT-XH chuyển biến tích cực và tiếp tục khởi sắc.

Nổi bật là kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát ở mức thấp, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số CPI tháng 11 tăng 0,32% so tháng 10; 11 tháng tăng 1,84% so cùng kỳ, thấp nhất từ 2016. Thị trường tiền tệ, tỷ giá ổn định, lãi suất tiếp tục duy trì mặt bằng thấp.

Sản xuất công nghiệp được phục hồi ở hầu hết các địa phương, nhất là khu vực phía nam; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 11 tăng 5.5% so với tháng trước, 11 tháng tăng 3,6%. Nông, lâm nghiệp, thủy sản phát triển ổn định. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 11 tháng đạt gần 600 tỷ USD, tăng 22,3%, trong đó xuất khẩu tăng 17,5%; tháng 11 là tháng thứ 3 liên tiếp xuất siêu, góp phần vào kết quả 11 tháng xuất siêu 225 triệu USD.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 11 tăng 6,2% so tháng trước. Thu NSNN 11 tháng tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2020, bằng 103,4% dự toán năm.

Đặc biệt, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tháng 11 tăng 44,6% và tăng 38% về vốn, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 15,2% so với tháng 10; 11 tháng có 146.100 doanh nghiệp thành lập mới và trở lại hoạt động.

Công tác an sinh xã hội được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Đến nay đã hỗ trợ hơn 28 triệu đối tượng theo Nghị quyết 68, với tổng kinh phí giải ngân gần 29 nghìn tỷ đồng. Trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; quốc phòng, an ninh được giữ vững.

>> Kích cầu tiêu dùng mùa... COVID!

>> Bức tranh kinh tế 11 tháng 2021: (Kỳ 2) Lạm phát đang diễn biến ra sao?

Tuy nhiên, các thành viên Chính phủ cũng thẳng thắn cho rằng, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, khó lường (số ca lây nhiễm trong cộng đồng liên tục tăng những ngày qua).

Việc bảo đảm các cân đối lớn và giữ ổn định kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; lạm phát chịu sức ép từ giá nguyên nhiên vật liệu, chi phí logistic tăng cao; giải ngân vốn đầu tư công chậm; nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực khôi phục lại sản xuất kinh doanh nhưng vẫn gặp khó khăn do thiếu lao động, nguyên liệu và vốn;...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2021 cùng ngày 2/12.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2021 cùng ngày 2/12.

"Kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu bộ, ngành, địa phương thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, trong đó chú ý điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế", Bộ trưởng Trần Văn Sơn thông tin.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công (Thủ tướng Chính phủ thành lập 6 tổ công tác do 4 Phó Thủ tướng và 2 Bộ trưởng làm Tổ trưởng để kiểm tra, đôn đốc giải ngân đầu tư công tại các bộ, ngành và địa phương). Tập trung thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh cải cách TTHC kịp thời tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện để doanh nghiệp vượt qua khó khăn khôi phục sản xuất kinh doanh; rà soát giảm phí, lệ phí cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Chỉ đạo kịp thời, quyết liệt sản xuất nông nghiệp và khắc phục hậu quả thiên tai.

Tiếp tục thí điểm triển khai đón khách du lịch quốc tế, đánh giá, rút kinh nghiệm và tham khảo kinh nghiệm quốc tế, triển khai xây dựng chương trình phục hồi du lịch năm 2022. Làm tốt công tác dự báo, tính toán, cân đối để bảo đảm không để thiếu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần. Tăng cường quản lý giá, kiểm soát yếu tố hình thành giá; tập trung thúc đẩy xuất khẩu, quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường.

Triển khai hiệu quả các giải pháp thu hút người lao động trở lại làm việc, giảm thất nghiệp; mở rộng hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19. Chuẩn bị kỹ các điều kiện để mở cửa trường học trở lại, bảo đảm an toàn. Tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm an sinh xã hội, quan tâm chăm lo đến người yếu thế, người nghèo, chuẩn bị cho nhân dân đón Tết an toàn, vui vẻ. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự, trật tự xã hội;. phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm; tăng cường công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí.

Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chuẩn bị kỹ các Đề án báo cáo BCT, các Đề án báo cáo Quốc hội kỳ họp cuối năm và tổ chức hiệu quả, thực chất công tác tổng kết năm 2021 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2022.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Mở rộng hỗ trợ đối tượng gặp khó khăn do dịch COVID-19 tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714137905 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714137905 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10