Nên hay không nên công bố danh tính, lịch trình của bệnh nhân COVID-19?

Diendandoanhnghiep.vn Công khai thông tin của người bệnh không đồng nghĩa với việc phân biệt đối xử, miệt thị, xúc phạm và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm.

Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) vừa có văn bản số 1631/BTTT-CBC gửi tới Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long - Phó trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 về việc cung cấp thông tin cho báo chí.

Theo đó, Bộ TTTT đề nghị Bộ Y tế không công bố danh tính, chi tiết lịch trình di chuyển về quá trình tiếp xúc bệnh nhân, mà chỉ công bố và khuyến cáo các điểm đến có nguy cơ. Việc này đã nhận được sự quan tâm, nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận.

fff

Còn nhiều ý kiến trái chiều trong việc nên hay không nên công bố danh tính, lịch trình của bệnh nhân COVID-19.

Cụ thể: Văn bản chỉ rõ một số phương thức và nội dung cung cấp thông tin và phòng chống dịch. Trong đó có việc công bố công khai danh tính và lịch trình di chuyển của nhiều bệnh nhân mắc COVID-19 gần đây đã bộc lộ nhiều bất cập.

Những thông tin này được các Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) ở các địa phương có người nhiễm COVID-19 công bố (phần nhiều dựa trên nội dung khai báo của người bệnh) và sau đó được báo chí đăng tải, mạng xã hội phát triển, suy diễn thêm, khiến cho dư luận, cộng đồng bám theo bình luận, bàn tán, kỳ thị, xâm phạm đời tư, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, danh dự của người nhiễm bệnh và cuộc sống, sinh hoạt của gia đình họ.

Vì thế, Bộ TTTT đề nghị không công bố cho báo chí danh tính, chi tiết về lịch trình di chuyển và chi tiết về quá trình tiếp xúc của bệnh nhân. Chỉ công bố, khuyến cáo các điểm đến có nguy cơ về dịch tễ (nơi đã từng có người dương tính với COVID-19 đến) để người dân đã từng di chuyển, tiếp xúc tại khu vực đó thực hiện ngay các biện pháp tự bảo vệ mình và những người xung quanh theo hướng dẫn của ngành y tế.

Thực tế, đề nghị của Bộ TTTT đề nghị Bộ Y tế không công khai danh tính người mắc bệnh COVID-19 cũng có lý. Bởi vì, người dùng mạng xã hội hiện nay đang quá “tự do” trong việc sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của người khác.

Hệ quả là, việc công khai thông tin người nhiễm bệnh còn có thể bị một số đối tượng lợi dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Nhiều người đã bị lợi dụng danh tính để tung tin đồn thất thiệt lên mạng, gây hoang mang cộng đồng trong khu vực sinh sống và ảnh hưởng đến công tác khoanh vùng bệnh nhân nghi nhiễm của cơ quan chức năng.

Ngoài ra, ở một góc độ nào đó, việc đưa danh tính, hình ảnh của bệnh nhân và những người liên quan lên báo chí có thể khiến việc tìm kiếm, phát hiện bệnh nhân mới khó khăn hơn do gieo rắc tâm lý sợ hãi bị phát hiện.

Thế nhưng, nói đi cũng phải nói lại, công khai thông tin của người bệnh không đồng nghĩa với việc phân biệt đối xử, miệt thị, xúc phạm và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm.

Dưới góc nhìn pháp lý, Luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Công ty luật Minh Bạch) nói, từ năm 2007, Việt Nam đã nhận thức được vấn đề liên quan phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm. Từ đó, Quốc hội đã thông qua Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, luật này lần đầu tiên được triển khai trên diện rộng.

“Cần phải công bố thông tin những người đã nhiễm hoặc có nguy cơ nhiễm cao.  Đó là quyền lợi của người sống trong vùng dịch cần được biết”, luật sư Trần Tuấn Anh nói.

Còn dưới góc nhìn của dư luận, dù có những tâm lý sợ hãi nhất định, nhưng cộng đồng mạng cũng dậy sóng nhiều ý kiến trái chiều, trong đó có việc yêu cầu phải công khai danh tính và lịch trình chi tiết người nhiễm bệnh để người dân còn biết và ứng xử cho hợp lý.

Chẳng hạn, tài khoản facebook Trang Nguyễn nói: “Cần phải công khai danh tính và hình ảnh của bệnh nhân. Nếu không làm sao tôi biết được đã tiếp xúc với người nhiễm COVID-19 hay không”.

Chính phủ đã hành động kịp thời, không ngần ngại nâng mức hành động quyết liệt để bảo vệ đất nước, bảo vệ nhân dân

Chính phủ đã hành động kịp thời, không ngần ngại nâng mức hành động quyết liệt để bảo vệ đất nước, bảo vệ nhân dân. Trong ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính động viên đội ngũ thầy thuốc của BV Chợ Rẫy, ngày 13/5/2021. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Có thể nói, đất nước đã và đang nỗ lực, bỏ ra không ít tâm sức để nhập được vaccine ngừa COVID-19 cho người dân, thậm chí còn đầu tư nghiên cứu, chế tạo, thử nghiệm để lô vaccine đầu tiên được tung ra thị trường sớm. Thế nên, dù dịch có lúc diễn biến phức tạp thì chúng ta cũng không sợ chiến đấu với nó.

Vì vậy mới nói, vấn đề có nên công khai danh tính của bệnh nhân COVID-19 hay không? Hoặc chỉ nên công khai danh tính những người bị nhiễm bệnh và nghi ngờ để mọi người biết, tránh tiếp xúc để không lây lan hoặc những người trốn cách ly? Đó mới chỉ là một chuyện.

Câu chuyện ở đây là niềm tin chiến thắng vào cuộc chiến chống “giặc dịch COVID-19”. Steve Jobs đã từng nói rằng: “Đôi khi cuộc đời sẽ ném gạch vào đầu bạn. Đừng đánh mất niềm tin”.

Chính phủ đã hành động kịp thời, không ngần ngại nâng mức hành động quyết liệt để bảo vệ đất nước, bảo vệ nhân dân. Nhưng nếu chỉ là quyết tâm của riêng Chính phủ thì sẽ không bao giờ là đủ. Giai đoạn mới của cuộc chiến chống dịch cần toàn dân. Hãy đặt niềm tin và chấp hành yêu cầu chống dịch như mệnh lệnh của Tổ quốc.

  

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nên hay không nên công bố danh tính, lịch trình của bệnh nhân COVID-19? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714340995 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714340995 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10