Phát triển xanh: Cuộc chiến mới giữa Mỹ và Trung Quốc?

Diendandoanhnghiep.vn Nếu Trung Quốc không thể giải quyết được các thách thức môi trường theo đúng như các cam kết, thì đây chính là cơ hội để Mỹ vươn lên giành cơ hội chiến lược

Vào cuối tháng 9 vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khiến thế giới ngạc nhiên khi tuyên bố rằng Trung Quốcđặt mục tiêu đạt đỉnh phát thải CO2 trước năm 2030 và đạt được mức trung hòa carbon trước năm 2060”.

ng Tập Cận Bình tại cuộc họp báo sau Diễn đàn Vành đai và Con đường ở Bắc Kinh vào tháng 4 năm 2019: Ông Tập biết rằng Trung Quốc dễ bị tổn thương về các vấn đề môi trườn

Ông Tập Cận Bình tại cuộc họp báo sau Diễn đàn Vành đai và Con đường ở Bắc Kinh vào tháng 4 năm 2019. Ông Tập biết rằng Trung Quốc dễ bị tổn thương về các vấn đề môi trường.

Trung Quốc đang là nước phát thải carbon dioxide (CO2) lớn nhất thế giới, chiếm 28% lượng khí thải toàn cầu. Trước đây, Trung Quốc từng cho biết lượng khí thải CO2 của họ sẽ đạt đỉnh vào "khoảng" năm 2030, một mục tiêu mà hầu hết các nhà phân tích đều cho là trong tầm với.

Nhưng lời cam kết này sẽ không thành công nếu tầm nhìn chính sách đối ngoại đặc trưng của ông Tập không thay đổi. Để đạt được mục tiêu, Trung Quốc sẽ phải “quay đầu” trong quy hoạch. Việc đạt được trung hòa carbon trước năm 2060 sẽ đòi hỏi phải giảm mạnh sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong giao thông vận tải và sản xuất điện, kèm theo đó là bù đắp lượng khí thải còn lại không thể cắt giảm được thông qua thu giữ và lưu trữ carbon hoặc trồng rừng.

Và nếu Trung Quốc không thể giải quyết được các thách thức môi trường theo đúng như các cam kết, thì đây chính là cơ hội để Mỹ vươn lên giành cơ hội chiến lược.

Khi ông Tập công bố kế hoạch BRI cách đây bảy năm, ông nói rằng sáng kiến này nhằm mục đích làm cho "các mối quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn, hợp tác lẫn nhau sâu sắc hơn và không gian phát triển rộng lớn hơn”. Thế nhưng trên thực tế, Sáng kiến này đã tạo ra các khoản nợ “không thể thanh toán được” tại các quốc gia đang phát triển, thổi bùng lên sự nghi ngờ lẫn nhau, cũng như khiến không gian phát triển bị ô nhiễm hơn.

Mặc dù Washington đã cố gắng kiềm toả sự bùng nổ của BRI bằng cách nêu bật những nguy cơ của Sáng kiến này, nhưng Washington vẫn phớt lờ các vấn đề môi trường, và dường như chính quyền Tổng thống Donald Trump coi bảo vệ môi trường không phải là vấn đề cấp bách. Lần đề cập duy nhất đến các vấn đề môi trường trong một loạt bài phát biểu về Trung Quốc đến từ Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr - người khẳng định rằng Trung Quốc chiếm được sản lượng đất hiếm vì chi phí lao động thấp cũng như các quy định môi trường được nhẹ hơn. 

Điều này khiến Mỹ mất đi khá nhiều thuận lợi trong cán cân cạnh tranh Mỹ - Trung. Một chiến lược sáng suốt hơn của Mỹ có thể giúp biến sự tàn phá môi trường của Trung Quốc - hiện đang là mối lo ngại trên phạm vi toàn cầu – trở thành lợi thế của mình. 

Sáng kiến BRI của Bắc Kinh đã tạo ra quá nhiều nhà máy điện than đã và sẽ tàn phá môi trường trong nhiều thập kỷ, hệ thống đường sắt và đường bộ cắt ngang các hệ sinh thái mong manh, hệ thống các con đập đe dọa sự tồn vong của các dòng sông cũng như cộng đồng sống xung quanh chúng. Việc nêu bật những thiếu sót này sẽ làm giảm sức hấp dẫn của BRI, giúp định vị Mỹ tốt hơn trong bối cảnh thế giới càng ngày càng quan tâm nhiều hơn tới phát triển bền vững.

Các nhà lãnh đạo trong Quốc hội Mỹ nhìn thấy cơ hội từ việc này. Cụ thể, tháng trước Lực lượng Đặc nhiệm Trung Quốc do Đảng Cộng hòa lãnh đạo đã lưu ý rằng Mỹ "có một di sản lưỡng đảng mạnh mẽ trong việc thúc đẩy bảo tồn môi trường song song với thúc đẩy sức mạnh kinh tế" và thúc giục Mỹ "lấy lại uy tín lãnh đạo trong vấn đề môi trường toàn cầu." Thế nhưng, điểm yếu của Trump về môi trường đang hạn chế hợp tác với các đối tác và đồng minh để cung cấp các giải pháp thay thế cho các dự án của Trung Quốc.

Tháng 11 năm ngoái, Australia – Mỹ và Nhật Bản đã bắt tay công bố mạng lưới Blue Dot (BDN). Theo một số nhà quan sát, đây sẽ là đối thủ của Sáng kiến BRI của Trung Quốc. Mặc dù BDN được xem như đối trọng của BRI đầy tham vọng và gây tranh cãi của Trung Quốc, hai kế hoạch dường như khác nhau về cơ bản. Chưa kể Blue Dot Network đang gặp khó khăn trong việc mở rộng các đối tác, với việc Châu Âu muốn Mạng lưới này trở nên xanh và bền vững hơn.

Không chỉ riêng Châu Âu, mà hầu hết các đối tác và đồng minh khác cũng đang chờ đợi Mỹ thúc đẩy các sáng kiến khác như Đối tác về Kết nối bền vững và Cơ sở hạ tầng chất lượng, vốn đã được thống nhất giữa EU và Nhật Bản. Tập trung vào tính bền vững được xem là một cách khôn ngoan để giải quyết các bài toán môi trường, cũng như nâng cao sự tương phản giữa các dự án trong Sáng kiến BRI của Trung Quốc.

Những người biểu tình ở Nairobi vào tháng 6 năm 2018 phản đối kế hoạch liên doanh giữa chính phủ Kenya và Trung Quốc để mở một nhà máy nhiệt điện than ở Lamu. Ảnh: AP

Những người biểu tình ở Nairobi vào tháng 6 năm 2018 phản đối kế hoạch liên doanh giữa chính phủ Kenya và Trung Quốc để mở một nhà máy nhiệt điện than ở Lamu. Ảnh: AP

Oái oăm thay, khá nhiều quốc gia đang phát triển lại khá hững hờ với những cảnh báo của chính quyền Trump xung quanh chính sách ngoại giao bẫy nợ của Trung Quốc. Mặc dù không phủ nhận được các cáo buộc về chủ nghĩa thực dân mới, nhưng thực tế là cho đến nay, Trung Quốc mới chỉ chiếm giữ rất ít tài sản của các “con nợ”. Đối với hầu hết mọi người, nợ quốc gia là một thống kê trừu tượng, tách rời khỏi các mối quan tâm trong cuộc sống thực.

Chủ tịch Tập Cận Bình nhận thức được rằng hiện vấn đề môi trường được xem như gót chân Asin của Trung Quốc. Tại một cuộc họp của các nhà lãnh đạo thế giới ở Bắc Kinh năm ngoái, "xanh" và "bền vững" là điểm nhấn trong bài phát biểu của ông về giai đoạn tiếp theo của BRI. Đối mặt trước những lời chỉ trích, Trung Quốc đã công bố không dưới 11 sáng kiến xanh mới theo BRI, và tất cả đều là tự nguyện.

Có thể xem những cam kết carbon mới của Trung Quốc có thể là những nỗ lực “rửa xanh” mới nhất của nước này. Trong khi đó ở bên kia bán cầu, chính quyền Trump lại tỏ ra khá yếu kém trong vấn đề môi trường, bắt đầu bằng việc rút khỏi Thỏa thuận Paris và kéo theo tới hơn 70 hành động khác có khả năng tạo ra những tác động tiêu cực tới việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Trong cuộc cạnh tranh mang tính chất thế kỷ này giữa hai cường quốc, nếu như Mỹ không nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, thì đây chính là một sai lầm chiến lược của Washington.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phát triển xanh: Cuộc chiến mới giữa Mỹ và Trung Quốc? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714573501 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714573501 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10