Tiki và cuộc “làm mới” mình

Diendandoanhnghiep.vn Liên tiếp “thay tướng” và đổi nhận diện thương hiệu, có vẻ như nền tảng thương mại điện tử của Việt Nam, Tiki đang muốn có một sự thay đổi mạnh mẽ, nhằm tìm kiếm những động lực tăng trưởng mới.

>>>Chiến lược thu hút người dùng mới của Tiki

“Làm mới” nhận diện thương hiệu

Được thành lập từ năm 2010, Tiki được  là từ viết tắt của “Tìm kiếm” và “Tiết kiệm”, kết hợp với logo màu xanh da trời cùng font chữ tối giản. Nhưng giờ đây, sau 13 năm gắn bó với bộ nhận diện quen thuộc đó, Tiki đã chính thức thay đổi.

Logo mới của nền tảng thương mại điện tử Tiki.

Nền tảng thương mại điện tử Tiki có sự thay đổi nhận diện thương hiệu.

Theo đó, kể từ ngày 15/8, Tiki đã chuyển màu nền logo từ màu xanh dương nhạt sang màu sang xanh dương đậm, đồng thời sử dụng nét chữ mới dày và đậm hơn. Thương hiệu cũng bỏ hai biểu tượng mặt cười trên mỗi chữ “i”, thay vào đó là nét chữ “K” được cách điệu màu cam, tượng trưng cho: mái nhà (sự an tâm khi mua sắm), sự chất lượng (trợ lý cá nhân uy tín), dấu tick (100% hàng chính hãng) và kim đồng hồ (giao nhanh, đúng hẹn).

Ngoài ra, slogan của Tiki cũng thay đổi từ “Tìm kiếm” (sản phẩm chất lượng) và “Tiết kiệm” (mua sắm tiết kiệm thời gian) sang “Tốt & Nhanh”. Theo Tiki, hãng đã nâng cấp dịch vụ để tối ưu trải nghiệm mua sắm của khách hàng bằng việc chỉ cung cấp hàng “tốt” chính hãng 100% và đẩy mạnh việc giao, nhận hàng “nhanh”.

Song song với việc đổi nhận diện thương hiệu, Tiki cũng công bố sự thay đổi trên băng ghế chỉ đạo, những vị “tướng” mới nhằm tìm kiếm động lực tăng trưởng mới.

Theo thông báo của Tiki, công ty liền lúc bổ nhiệm hai Tổng Giám đốc mới, bao gồm ông Richard Triều Phạm giữ chức Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tiki (Tiki) và bà Vũ Thị Nhật Linh đảm nhiệm vai trò Tổng Giám đốc TikiNow Logistics (TNSL). Trong khi đó, nhà sáng lập và là cựu CEO của Tiki, ông Trần Ngọc Thái Sơn sẽ đảm nhận vai trò mới là Chủ Tịch HĐQT Công ty Tiki Global Pte.Ltd (Tiki Global).

>>>Toan tính của Shinhan với Tiki

>>>Bước đi mới của Tiki

Vượt qua khó khăn

Trên thực tế, động thái thay đổi nhân sự trong bộ máy lãnh đạo của Tiki đã rục rịch hàng tháng nay với việc có thông tin ông Trần Ngọc Thái Sơn, nhà sáng lập và đồng thời là cựu CEO của Tiki từ nhiệm. Tuy nhiên sau đó thông tin này đã bị ông Sơn phủ nhận, song phần nào cho thấy sự bất ổn tại Tiki trong thời gian gần đây.

Với cuộc làm mới này, liệu Tiki có tìm lại được động lực tăng trưởng của mình?

Với cuộc làm mới này, liệu Tiki có tìm lại được động lực tăng trưởng của mình?

Theo một báo cáo mới nhất của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương), thị trường thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục có sự tăng trưởng ấn tượng trong nửa đầu năm 2023 với doanh thu thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam ước đạt 10,3 tỷ USD, tăng khoảng 25% so với cùng kỳ, chiếm 7,7% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Mặc dù, top 5 sàn thương mại điện tử chiếm thị phần lớn nhất Việt Nam vẫn thuộc về tay những người chơi lớn nhất như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và TikTok Shop, nhưng đã có sự thay đổi bất ngờ trong nhóm dẫn dắt thị trường này. Với sự vươn lên của TikTok Shop, người ta đã thấy có sự “hụt hơi” của hai sàn thương mại điện tử “cây nhà lá vườn” là Tiki và Sendo.

Trong đó, Tiki là một nền tảng thương mại điện tử kỳ cựu của Việt Nam, được thành lập năm 2010 từ nền tảng bán sách online. Năm 2021, Tiki nhận 258 triệu USD từ vòng gọi vốn series E và được định giá ở mức 832 triệu USD, xấp xỉ con số của một kỳ lân. Sau đó, Ngân hàng Shinhan của Hàn Quốc đã mua lại 10% cổ phần của Tiki trị giá 40 triệu USD vào tháng 5/2022. Cho đến nay, tổng cộng nền tảng này đã huy động được 450 triệu USD. Và với nguồn tài chính rất lớn này, những tưởng Tiki sẽ nhanh chóng giành thị phần từ tay Shopee và Lazada, nhưng thực tế thì ngược lại.

Về lượng truy cập, từ vị trí thứ 2 với 5 triệu người dùng năm 2018, Tiki tụt xuống vị trí thứ 4 năm 2019. Tính đến nay, lượng truy cập của sàn thương mại điện tử này đã giảm 32% so với thời hoàng kim 2018.

Về doanh số, theo Báo cáo Thương mại điện tử 2023 do Công ty nghiên cứu thị trường Momentum Works vừa công bố, tổng giá trị giao dịch hàng hóa thương mại điện tử năm 2022 tại Việt Nam đạt 9 tỷ USD. Trong đó, Tiki chỉ đóng góp 6%, tương ứng 540 triệu USD (khoảng 12.150 tỷ đồng); thị phần lớn thuộc về Shopee với 63%, đạt khoảng 5,67 tỷ USD (khoảng 113.245 tỷ đồng); và ở vị trí thứ hai là Lazada, với 2,7 tỷ USD (khoảng 63.450 tỷ đồng).

Với thị phần bị thu hẹp, tổng doanh thu của Tiki năm 2022 đã bị giảm 7% so với năm 2021, trong khi chi phí lại tăng 4%, khiến khoản lỗ hoạt động tăng thêm 39%. Các thông tin cho hay, khoản lỗ của Tiki trong năm 2022 ước khoảng 100 triệu USD.

Đặc biệt, việc duy trì sự ổn định của các đối thủ lớn nhất như Shoppe và Lazada, cùng với sự vươn lên mạnh mẽ của TikTok Shop trong năm 2022 và nửa đầu năm 2023, Tiki dường như đang có dấu hiệu hụt hơi khi dần đánh mất thị phần vào tay những kẻ mới nổi như TikTok Shop.

Chính vì vậy, việc “thay tướng” và đổi nhận diện thương hiệu trong bối cảnh này có lẽ là một động thái hợp lý khi mà Tiki muốn có một sự thay đổi về nhận diện thương hiệu, vừa là định vị lại chiến lược kinh doanh và mặt khác họ cũng muốn làm mới mình bằng một hệ sinh thái mới, phong phú hơn và chất lượng hơn…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tiki và cuộc “làm mới” mình tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714297878 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714297878 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10