Bạo loạn ở Pháp dưới góc nhìn nhân khẩu học

Diendandoanhnghiep.vn Làn sóng người nhập cư và phân biệt chủng tộc của người da trắng thượng đẳng là hai lý do sâu xa dẫn đến bất ổn liên miên trong lòng nước Pháp.

Người biểu tình tại Paris đụng độ với cảnh sát

Người biểu tình tại Paris đụng độ với cảnh sát

>> "Phong trào Áo vàng" và mối nguy của Macron

Ngày 27/6, một thiếu niên 17 tuổi không chấp hành hiệu lệnh giao thông bị cảnh sát Pháp bắn chết. Cả thành phố Paris như thùng thuốc súng bị châm lửa, các cuộc biểu tình, bạo loạn, đốt phá, thậm chí cướp bóc các cửa hàng đã xảy ra khắp nơi trên đất Pháp.

Từ đầu thập niên 2000 đến nay, biểu tình như một “đặc sản” của xã hội dân sự Pháp, tất cả đều bị “bơm” lên thành bạo loạn, đập phá, giải tỏa kìm nén. Các nhà nghiên cứu tâm lý học ở Pháp cũng nhận ra, nguồn gốc của bạo lực đến từ nhóm người nhập cư, thất nghiệp, nghèo khổ dẫn đến bất mãn với chính sách.

Nhưng không thể bỏ qua những lý do quan trọng khác: sự giật dây của các đảng phái đối lập, cực hữu hoặc cực tả; lỗi cấu trúc nền dân chủ điển hình trung tâm châu Âu; bài toán với người nhập cư chưa có lời giải với chính quyền Brussels.

Trung Đông chìm ngập trong bạo lực, người Afghanistan và Sirya không ngừng vượt Địa Trung Hải tới “miền đất hứa” châu Âu. Dân di cư từ Thổ Nhĩ Kỳ, Venezuela, Colombia và các nhóm người di cư từ Bangladesh, Gruzia, Ấn Ðộ, Maroc, Tunisia, Nigeria và Somalia tìm cách vào “lục địa già”. Riêng năm 2022 có 1 triệu lá đơn tị nạn gửi đến 27 thành viên Liên minh châu Âu (EU).

Cuộc chiến tranh tại Đông Âu, khủng hoảng kinh tế và lạm phát khiến nhiều chính phủ không còn quan tâm đúng mức đến người nhập cư làm cho những mâu thuẫn kinh tế, chính trị, an sinh xã hội trở nên trầm trọng, Pháp là điển hình.

Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo nhấn mạnh: “Châu Âu đang ở trong một cuộc khủng hoảng di cư nghiêm trọng nhưng người ta ít chú ý đến nó bởi có đến vài cuộc khủng hoảng khác xảy ra cùng lúc”.

Năm 2022, số người nhập cư vào châu Âu tăng kỷ lục

Năm 2022, số người nhập cư vào châu Âu tăng kỷ lục

Dĩ nhiên, “người da trắng thượng đẳng” chưa bao giờ xem các sắc dân ngoại nhập ngang hàng với họ. Từ lâu, người trẻ ở vùng ngoại ô nghèo tại Pháp được cho là phải đối mặt với sự phân biệt đối xử nghiêm trọng khi nộp đơn xin việc.

Theo báo cáo của cơ quan nghiên cứu chính sách đô thị quốc gia Pháp năm 2016, nếu một người đến từ vùng ngoại ô, khả năng xin việc thành công của họ thấp hơn 22% so với người đến từ các thành phố lớn.

Viện Nhân khẩu học Pháp cũng chỉ ra tỉ lệ thất nghiệp của những người là con cái trong gia đình nhập cư cũng cao hơn những người trẻ được sinh ra ở thủ đô Paris, hoặc có cha mẹ là người Pháp.

Chính sách với người nhập cư trở thành tấm bình phong cho cuộc đấu đá tranh giành quyền lực giữa các đảng phái, các quan điểm chính trị. Những người theo chủ nghĩa dân túy - cực hữu muốn các chính phủ nhìn thấy tai họa để lôi kéo cử tri ủng hộ siết chính sách chặt di dân nhập cư.

Ba Lan, Hungary, Italy là những quốc gia rất dè dặt với người nhập cư, các nước này được lãnh đạo bởi những nhà dân túy tiêu biểu, như: Viktor Orban, Mateusz Morawiecki, bà Giorgia Meloni,…

Thủ tướng Ba Lan, Mateusz Morawiecki viện dẫn các cuộc biểu tình ở Pháp để biện minh cho việc Warsaw bác bỏ thỏa thuận về người di cư mà EU đề xuất. Ông cáo buộc EU “cố ép Ba Lan” chấp nhận thỏa thuận.

Chủ nghĩa cá nhân, đề cao tự do cộng hưởng với vấn nạn nhập cư mất kiểm soát đi kèm với suy thoái kinh tế là nguyên nhân dẫn đến hình ảnh xấu xí ở kinh đô ánh sáng!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bạo loạn ở Pháp dưới góc nhìn nhân khẩu học tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714334513 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714334513 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10