Điểm chung của các biện pháp chống COVID-19 hiệu quả của thế giới là gì?

Diendandoanhnghiep.vn Từng là điểm nóng COVID-19 của thế giới, tuy nhiên, nhiều quốc gia châu Á đang dần hướng tới việc mở cửa lại nền kinh tế bằng một loạt các biện pháp khống chế dịch bệnh hiệu quả.

Triển khai tiêm chủng hiệu quả là một trong những biện pháp giúp Indonesia khống chế dịch Covid-19

Triển khai tiêm chủng hiệu quả là một trong những biện pháp giúp Indonesia khống chế dịch Covid-19

Từng là tâm dịch tại Đông Nam Á, tuy nhiên, trong những tháng gần đây, Indonesia đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh mẽ số ca nhiễm mới và tử vong do COVID-19. Theo thống kê, trong tháng 9, số ca dương tính đã xuống dưới 4%, thấp hơn 5% - mức quy chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về một quốc gia khống chế dịch bệnh. 

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Johnny Plate cho biết, 6 chiến lược đã được quốc gia này thực hiện dựa trên kinh nghiệm đã góp phần vào thành công trong việc khống chế địch COVID-19.

Cụ thể, ông Plate chỉ rõ, chiến lược thứ nhất được Indonesia thực hiện là kiểm soát chặt chẽ trong các lĩnh vực khi các hoạt động cộng đồng được nới lỏng. Mặc dù cấp độ hạn chế các hoạt động cộng đồng (PPKM) giảm xuống không có nghĩa là mọi người có thể phớt lờ đại dịch vẫn đang đe dọa. Người dân luôn cảnh giác trong việc thực hiện các giao thức y tế và hạn chế di chuyển.

Bên cạnh đó, chiến lược thứ hai là tăng cường khả năng tiêm chủng của nhóm người cao tuổi, đặc biệt là ở các khu vực tập trung và các trung tâm tăng trưởng kinh tế với mục tiêu là giảm tỷ lệ tử vong và nhập viện trong trường hợp bùng đợt dịch tiếp theo.

Thứ ba, chính phủ cũng khuyến khích đẩy mạnh tiêm chủng cho trẻ em, để khi dịp lễ Noel và Tết Dương lịch đến, khả năng miễn dịch của trẻ đã được hình thành. Đồng thời, cùng với việc mở cửa các chuyến bay quốc tế, chính phủ cam kết kiểm soát sự di chuyển của du khách quốc tế với các thủ tục nghiêm ngặt, sau khi Sân bay Ngurah Rai mở cửa trở lại vào ngày 14/10.

Thứ tư, ông Plate nhấn mạnh việc tăng cường vai trò của chính quyền địa phương trong việc giám sát các hoạt động và giáo dục người dân địa phương về các quy trình chăm sóc sức khỏe phải được thực hiện một cách chi tiết, song song với việc tiếp tục tuyên truyền vận động người dân tuân thủ các giao thức sức khỏe để cải thiện kỷ luật cộng đồng.

Cho đến nay, việc tiêm phòng đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm thiểu rủi ro sức khỏe khi bị nhiễm COVID-19 tại Indonesia. Tương tự, Nhật Bản cũng ghi nhận các ca nhiễm mới tiếp tục giảm mạnh ở Tokyo và trên khắp Nhật Bản sau gần hai tuần dỡ bỏ các biện pháp khẩn cấp cuối cùng. Số ca nhiễm mới ở Nhật Bản thậm chí giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm, khiến nhiều người lạc quan rằng điều tồi tệ nhất có thể đã qua đối với nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.

Nhật Bản tuyên bố đã

Nhật Bản tuyên bố đã khống chế dịch COVID-19 thành công nhờ đẩy mạnh tiêm chủng

Ngày 11/10, Tokyo báo cáo 49 ca nhiễm, mức thấp nhất kể từ tháng 6 năm ngoái, trong khi cả nước chỉ ghi nhận 369 ca. Số ca nhiễm trung bình 7 ngày ở Tokyo tuần này cũng giảm xuống còn 65,6, giảm hơn 50% so với tuần trước.

Các chuyên gia nhận định, thành công của chiến dịch tiêm chủng đã góp phần lớn vào chiến thắng bất ngờ của Nhật Bản trước COVID-19. Dù có khởi đầu chậm chạp đáng thất vọng, Nhật Bản đã biến tiêm chủng vaccine COVID-19 thành chiến dịch y tế công cộng ấn tượng. Quốc gia Đông Á đã tiêm vaccine cho gần 70% trong số 126 triệu dân. Đồng thời, việc đeo khẩu trang phổ biến, thói quen từ lâu của người dân Nhật Bản được tiếp tục duy trì khi nhiều nước đã bỏ quy định này cũng đã góp phần làm giảm sự lây nhiễm. 

Tại Hàn Quốc, các nhà chức trách cho biết vaccine đã góp phần ngăn ngừa các ca diễn tiến bệnh nặng. Theo dữ liệu của Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc từ tháng 5 đến tháng 8, chỉ có khoảng 0,6% những người được tiêm chủng đầy đủ tiến triển bệnh nặng và khoảng 0,1% đã tử vong.

Jerome Kim, Tổng giám đốc của Viện vaccine quốc tế, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Seoul và tập trung vào nghiên cứu vaccine cho các nước đang phát triển, cho biết. "Các nước châu Á luôn sử dụng vaccine khi chúng có sẵn. Do đó, mặc dù triển khai tiêm chủng muộn, nhưng tốc độ hạn chế sự lây lan dịch bệnh của khu vực này nhanh hơn so với những khu vực còn lại". - Jerome Kim nói.

Mặt khác, chuyên gia này cũng đánh giá thêm, các biện pháp chống dịch của các nước đều được triển khai hiệu quả nhờ sự đồng thuận của người dân. Nhìn chung, hầu hết người dân các nước châu Á đều tin tưởng các biện pháp chống dịch của chính phủ và họ sẵn sàng đặt lợi ích của cộng đồng lên trên quyền tự do cá nhân.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nói không nên vội vã cho rằng mối nguy hiểm đã kết thúc, đồng thời, họ cũng cảnh báo số ca nhiễm có thể tăng trở lại khi mùa đông đang đến gần và mọi người tụ tập nhiều trong mùa tiệc tùng cuối năm.

"Tình trạng khẩn cấp kết thúc không có nghĩa chúng ta được an toàn 100%", Shigeru Omi, cố vấn y tế trưởng của chính phủ, nói. "Các Chính phủ cần gửi thông điệp rõ ràng tới người dân rằng chúng ta chỉ nên nới lỏng cảnh giác dần dần".

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Điểm chung của các biện pháp chống COVID-19 hiệu quả của thế giới là gì? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714179152 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714179152 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10