Giảm thiệt hại từ lũ quét, sạt lở cách nào?

Diendandoanhnghiep.vn Sáng 16/1, Tổng Hội Xây dựng Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội thảo “Thiên tai lũ quét, sạt lở đất ở khu vực miền Trung – Nguyên nhân và giải pháp giảm thiểu”.

Hội thảo "Thiên tai lũ quét, sạt lở đất ở khu vực miền Trung - Nguyên nhân và giải pháp giảm thiểu" có sự tham gia của lãnh đạo các Bộ ngành Trung ương, lãnh đạo các địa phương khu vực miền Trung, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực phòng chống thiên tai ở Việt Nam. Thông qua Hội thảo nhằm đánh giá toàn diện, sâu sắc về nguyên nhân chủ yếu của tình hình lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền Trung để đưa ra giải pháp hiệu quả cho công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Lê Trí Thanh – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, tỉnh Quảng Nam cũng như các tỉnh, thành khác ở khu vực miền Trung có địa hình dốc, đồng bằng hẹp, núi cao. Những năm vừa qua, Quảng nam  thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ quét, lũ ống nhưng năm 2020 là khủng khiếp nhất, với 43 chết, 17 người mất tích đến thời điểm này, chưa kể các thiệt hại về cơ sở vật chất, hoa màu...

Ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam phát biểu tại Hội thảo, mong muốn sớm tìm ra phương án để giảm thiểu thiệt hại từ thiên tai.

Ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam phát biểu tại Hội thảo, mong muốn sớm tìm ra phương án để giảm thiểu thiệt hại từ thiên tai.

Sạt lở núi và lũ quét đang ngày càng diễn biến khốc liệt tại các địa phương miền núi trong khi khi Quốc hội vừa phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra cho chúng ta cần mổ xẻ, đưa ra các đề xuất, giải pháp để giảm thiểu lũ quét, sạt lở tại khu vực nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội  bao gồm cả việc sắp xếp bố trí dân cư một cách bền vững, khoa học, tăng độ che phủ rng... Bên cạnh đó, các giải pháp kỹ thuật, ứng dụng công nghệ tiên tiến giúp cảnh báo sớm thiên tai, lũ quét cũng cần được nghiên cứu. - Ông Lê Trí Thanh nêu vấn đề.

Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học nhận định thiên tai, lũ quét bất thường xảy ra ở miền Trung thời gian qua là tổ hợp của các nguyên nhân như mưa cường độ lớn, tập trung trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, các tỉnh thành miền Trung có địa hình độ dốc cao, chia cắt mạnh, kết cấu đất là bở rời, dễ sạt trượt.

Trong khi công tác ứng dụng kho học công nghệ, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu trong phòng chống thiên tai còn hạn chế đặc biệt với lũ quét, sạt lở đất. Các cấp chính quyền địa phương mới chỉ chú trọng ứng phó khi thiên tai xảy ra. Đồng thời, chưa thực hiện lồng ghép phòng chống thiên tai và phát triển kinh tế xã hội, xây dựng công trình nên còn xảy ra sự cố khi thiên tai lớn.

Ông Nguyễn Văn Vỹ - Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống thiên tai miền Trung và Tây Nguyên nhận định thiên tai ngày càng khốc liệt, dị thường và khó lường.

Ông Nguyễn Văn Vỹ - Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống thiên tai miền Trung và Tây Nguyên nhận định thiên tai ngày càng khốc liệt, dị thường và khó lường.

Trao đổi tại Hội thảo, ông Nguyễn Văn Vỹ - Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống thiên tai miền Trung và Tây Nguyên thông tin từ tháng 9 đến tháng 11/2020 thiên tai liên tiếp xảy ra tại miền Trung với cường độ rất mạnh, trên phạm vi rộng đã gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống và sản xuất của hàng triệu người dân.

Đặc biệt, nhiều vụ sạt lở đất rất nghiêm trọng tại Thủy điện Rào Trăng 3, Trạm Kiểm lâm số 67 (tỉnh Thừa Thiên - Huế), Đoàn Kinh tế Quốc phòng 337 (tỉnh Quảng Trị), Trà Leng và Trà Vân (huyện Nam Trà My) và xã Phước Lộc (huyện Phước Sơn) tỉnh Quảng Nam..., đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người dân và hàng chục cán bộ, chiến sĩ. Sạt lở đất và lũ quét gây thiệt hại ước tính trên 30 nghìn tỷ đồng.

“Từ đó, các cấp đã tập trung  triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp nhằm kịp thời phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai. Đồng thời ưu tiên bố trí các nguồn lực để phòng chống và khắc phục hậu quả, bảo đảm sớm ổn định sản xuất và đời sống cho người dân.” - Ông Nguyễn Văn Vỹ cho biết.

Về các nguyên nhân thiệt hại, ông Vỹ đã chỉ ra các nguyên nhân khách quan và chủ quan còn đang hiện hữu tại các địa phương. Để chủ động giảm thiểu rủi ro, thiệt hại do thiên tai bão, lũ, lũ quét sạt lở đất gây ra, ông Vỹ đề xuất nhiều phương án lâu dài cho thời gian tới.

Hội thảo

Hội thảo "Thiên tai lũ quét, sạt lở đất ở khu vực miền Trung - Nguyên nhân và giải pháp giảm thiểu" được tổ chức tại tỉnh Quảng Nam.

“Cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, hệ thông pháp luật liên quan đến phòng chống thiên tai, trong đó tập trung xây dựng và bổ sung sửa đổi các nghị định hướng dẫn Luật phòng, chống thiên tai. Đồng thời tập trung xây dựng chiến lược phòng chống thiên tai giai đoạn 2021 -2030. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch, lựa chọn các dự án ưu tiên để đầu tư trong giai đoạn bảo đảm thực hiện đa mục tiêu, gắn với phóng chống thiên tai” - Ông Vỹ đề xuất.

Ngoài ra, ông Vỹ cũng đề xuất xây dựng bản đồ cảnh báo thiên tai phù hợp với từng địa phương, quản lý bảo vệ tốt rừng tự nhiên, kiểm soát chặt chẽ việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với ứng phó biển đổi khí hậu và phòng chống thiên tai.

Ngoài ra cần nâng cao năng lực của lực lượng tham gia phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, ưu tiên bố trí nguồn chi ngân sách cho các hoạt động phóng chống thiên tai và ứng dụng khoa học công nghệ theo dõi, giám sát, dự báo, cảnh báo,... để hỗ trợ kịch bản, phương án chỉ đạo điều hành ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai cũng như xây dựng các công trình phòng chống thiên tai.

PGS.TS Lã Văn Chú đánh gia công tác cảnh báo thiên tai tại các địa phương vẫn còn nhiều tồn tại, chưa hiệu quả.

PGS.TS Lã Văn Chú đánh gia công tác cảnh báo thiên tai tại các địa phương vẫn còn nhiều tồn tại, chưa hiệu quả.

Bàn về những phương pháp cảnh báo lũ quét, PGS.TS Lã Văn Chú – Chuyên gia nguyên cứu lũ quét nhìn nhận lũ quét, sạt lở đất thường xuất hiện tại khu vực nhỏ, nên để cảnh báo tại một địa điểm cần xác định lượng mưa đã xuất hiện và xác định được các điều kiện phát sinh lũ quét và sạt lở đất như địa hình, cấu trúc địa chất, lớp vỏ phong hóa, ngưỡng mưa sinh lũ quét, sạt lở đất,...

“Tuy nhiên, việc cảnh báo trên các bản tin hiện nay chưa dự báo được chính xác, chi tiết về thời gian, địa điểm, cường độ, phạm vi xuất hiện lũ quét, sạt lở đất mà mới dừng ở mức cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất theo huyện hoặc xã, vùng và mang tính chất định tính nhiều hơn định lượng.” - PGS.TS Lã Văn Chú nói.

Bên cạnh đó, ông Lã Văn Chú cũng chỉ ra những tồn tại của công tác cảnh báo lũ quét tại Việt Nam như các thiết bị cảnh báo chưa được kết nối  thành một hệ thống nhất, kết quả dự báo chưa được tích hợp trong một mô hình đầy đủ. Chưa đề cập và chưa có mô hình dự báo, cảnh báo thiên tai đúng nghĩa. Hệ thống quan trắc các trạm mưa tự ghi không đủ dày, thời gian quan trắc ngắn...

Do đó, PGS.TS Lã Văn Chú đề xuất phương pháp cả tiến dựa trên phương pháp Guideline của Bộ xây dựng và Cơ sở hạ tầng Nhật Bản. Trong đó, việc xuất hiện một trận mưa gây lũ quét sẽ được ghi lại tại mỗi trạm đo để từ đó rút ra  số liệu về cường độ mưa và tổng lượng mưa để đặt mức độ cảnh báo. Ngoài ra vị này cũng đề xuất xây dựng hệ thống cảnh báo lũ quét thời gian thực theo phương pháp Alert của WMO.

Ông Lê Trí Thanh – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đặt vấn đề năm 2020 thiên tai khốc liệt đã xảy ra liệu năm 2021 nó có xảy ra hay không, và sẽ xảy ra ở khu vực nào? Mức độ ra làm sao?

“Cho nên cần có những giải pháp tức thời, sau đó sẽ tính đến những giải pháp lâu dài phù hợp với địa phương. Chúng ta phải kết hợp vừa ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất trên thế giới bên cạnh đó phải vận dụng, phát huy kinh nghiệm của người dân địa phương, kiến thức của dân gian để có thể tổng hòa, giải quyết được vấn đề đặt ra. Trong thực tiễn nếu chúng ta quá nặng về khoa học, quá nặng về vấn đề kinh nghiệm thì nguy cơ, xác xuất xảy ra thiệt hại trong bối cảnh hiện nay rất là lớn.” - Ông Lê Trí Thanh trăn trở.

Cũng theo ông Thanh, các giải pháp công trình, phi công trình, điều chỉnh quy chuẩn thiết kế các công trình giao thông, thủy điện, bố trí dân cư, trồng rừng, chuyển đổng rừng,... không thể tách rời mà cần có sự vào cuộc của cả cộng động. Nếu sắp xếp dân cư khu vực vào các khu vực phòng tránh thiên tai thì các công trình nhà văn hóa, điểm trường làm sao tích hợp được về ứng phó thiên tai để người dân tập trung ở đấy?

Đặc biệt, khi xảy ra thiên tai các lực lượng chức năng rất chậm để triển khai các công tác ứng phó nên ông Thanh mong muốn có những chương trình hành động thống nhất để thực hiện nhiệm vụ được đặt ra.

Ông Đặng Việt Dũng – Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam cho rằng càng nhiều nguyên nhân xuất hiện thì lũ quét, sạt lở sẽ xuất hiện càng nhanh và thiệt hại càng nặng.

Ông Đặng Việt Dũng – Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam cho rằng càng nhiều nguyên nhân xuất hiện thì lũ quét, sạt lở sẽ xuất hiện càng nhanh và thiệt hại càng nặng.

Ông Đặng Việt Dũng – Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam nhận định các địa phương đang đổi mặt với sự biến đổi dị thường của thời tiết, bất thường của khí hậu, bão chồng bão, lũ chồng lũ, bão chồng lũ gây ngập lụt dài ngày gây thiệt hại nặng về kinh tế, đời sống. Thiên tai ngày càng trở nên khó lường và khốc liệt hơn.

“Càng nhiều nguyên nhân xuất hiện thì lũ quét, sạt lở đất đến càng nhanh và thiệt hại ngày càng lớn. Các giải pháp đưa ra khá đồng bộ nhưng trong điều kiện nguồn lực hạn chế, trong thời tiết biển đổi bất thường vẫn cần áp dụng các biệp pháp khẩn, cấp thiết phù hợp với từng địa phương, từng khu vực cụ thể.” - Ông Đặng Việt Dũng thông tin.

Kết thúc Hội thảo, ông Đặng Việt Dũng đã tổng hợp tất cả các ý kiến của các chuyên gia, đồng thời sẽ trình Chính Phủ, Thủ tướng Chính Phủ để sớm có phương án cụ thể. Ngoài ta, Tổng Hội Xây dựng cũng sẽ phối hợp các bộ ngành xây dựng các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể để đấu với các công trình hạ tầng, giao thông, nhà ở,... phù hợp an toàn trước thiên tai. Phối hợp các tỉnh xây dựng các bản đồ cảnh báo thiên tai theo điều lệ phù hợp, rà soát các điểm dân cư, khu dân cư để có phương án phòng tránh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giảm thiệt hại từ lũ quét, sạt lở cách nào? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714143196 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714143196 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10