Minh bạch để “bẻ” sự móc ngoặc trong lĩnh vực y tế

Diendandoanhnghiep.vn Nhiều bệnh nhân, người nhà bệnh nhân phản ánh đánh giá rằng do có tiêu cực, do có sự móc nối giữa bác sĩ điều trị với trình dược viên và nhà thuốc để “ăn chia” hoa hồng.

T

Nhiều bệnh nhân chữa bằng BHXH nhưng vẫn phải ra hiệu thuốc mua thuốc bằng tiền của mình theo đơn của bác sĩ điều trị.

Tại phiên chất vấn các thành viên Chính phủ, Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) đã phản ánh thực trạng các bệnh nhân chữa bằng bảo hiểm xã hội (BHXH) nhưng vẫn phải ra hiệu thuốc mua bằng tiền túi của mình theo đơn của bác sĩ điều trị. Và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định có hiện tượng này và cho biết đã chỉ đạo rất quyết liệt vấn đề này trong ngành y tế thời gian vừa qua.

Thực tế, tình trạng mất trật tự trên thị trường tân dược Việt Nam thực tế, đã diễn ra trong một thời gian dài. Trong giới kinh doanh dược phẩm, việc nhiều hãng thuốc (thông qua đội ngũ trình dược viên và các đaị lý)  tìm cách móc ngoặc, “tác động”  với các bác sĩ, các cơ sở y tế để bán sản phẩm của mình, từ lâu cũng đã trở thành một hiện tượng phổ biến. 

Vấn đề ở chỗ, bác sĩ khám bệnh, kê đơn đã đóng vai trò và có tác động lớn như thế nào đối với giá thuốc? Tiền “hoa hồng” đã “bôi trơn” cho những khâu nào trong đường đi của thuốc từ các công ty Dược đến các bệnh viện?

Theo đó, dược phẩm là một loại hàng hóa đặc biệt, mà người bệnh dù là khách hàng nhưng họ lại không có quyền lựa chọn. Khách hàng thực sự chính là các bác sĩ, vì họ nắm quyền kê toa thuốc và quyết định người bệnh phải mua loại thuốc nào.

Để được các bác sĩ kê đơn thuốc của mình, ngoài việc đua nhau nâng tỷ lệ hoa hồng, có loại thuốc tỷ lệ chiết khấu lên tới 40-50%, các hãng được còn tìm cách “mua” bác sĩ bằng các kỳ nghỉ xa xỉ nghỉ dưới hình thức mời đi du lịch nước ngoài núp bóng dự hội thảo, hội nghị hoặc tặng quà.v.v…

 Tất cả các chi phí này, tất nhiên đều được tính vào tiền bán thuốc. Thế mới có chuyện giá thành sản xuất một viên thuốc có khi chỉ là 500 đồng nhưng giá bán ra lên tới 10.000 đồng.  Đã có những bác sĩ đạt thu nhập từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng/tháng, thậm chí là cao hơn từ “hoa hồng” kê toa.

John Kapoor, người sáng lập Insys Therapeutics, tại tòa án liên bang ở Boston. Ảnh: nytimes.com

John Kapoor, người sáng lập Insys Therapeutics, tại tòa án liên bang ở Boston. Ảnh: nytimes.com

Mở rộng ra, vào giữa năm ngoái (2019) dư luận Mỹ xôn xao khi nhiều hãng dược phẩm tại Mỹ (trong đó có Công ty dược phẩm Insys Therapeutics) đã bất chấp tính mạng của bệnh nhân, bỏ ra hàng triệu USD để hối lộ các bác sỹ hòng khiến họ kê đơn nhiều hơn cho các bệnh nhân, bao gồm cả những trường hợp thực chất không cần đến loại thuốc này. Kết quả của việc này là sự bùng nổ của đại dịch thuốc giảm đau nhóm opioid bùng nổ tại Mỹ vài năm trở lại đây, với hàng trăm bệnh nhân đã tử vong.

Cụ thể, thuốc giảm đau thuộc nhóm opioid, bao gồm các loại thuốc phiện, các loại thuốc có nguồn gốc từ thuốc phiện, trong đó có morphin. Loại thuốc này có tác dụng giảm đau mạnh nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ, trong đó có việc gây nghiện.

Người nghiện thuốc càng về sau sẽ càng không thể cưỡng lại được sự thôi thúc sử dụng thuốc để thỏa mãn cơn thèm thuốc, bất chấp các tác hại của thuốc, trong đó có nguy cơ tử vong do sử dụng quá liều. Theo một thống kê, hơn 2 triệu người ở Mỹ bị nghiện thuốc giảm đau.

Có thể thấy, khám bệnh và kê đơn thuốc là những công việc được Bộ Y tế quy định cực kỳ nghiêm ngặt vì ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng người bệnh. Nhưng trong điều kiện hiện nay, bác sĩ là người có đầy đủ khả năng, điều kiện để kê đơn bất kỳ loại thuốc nào theo ý muốn của ... các nhà thuốc, công ty Dược.

Suy cho cùng, sự sa sút về đạo đức của nhiều bác sĩ có nguyên nhân từ lỗ hổng về quản lý trong ngành y dược. Chỉ đến khi báo chí phản ánh, các cơ quan chức năng của ngành y tế mới giật mình vào cuộc.

Đồng thời, việc bác sĩ nhận hoa hồng của các đơn vị kinh doanh được phẩm là tự làm hoen ố màu áo trắng tinh khiết của người thầy thuốc, của nghề mà xã hội tôn kính gọi là “thầy”; Lại vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp, các qui định của ngành và đặc biệt là lời thề Hyppocrate mà bất kỳ thầy thuốc nào cũng coi là rất thiêng liêng.

Rằng, “tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh tùy theo khả năng và sự phán đoán của tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công. Tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư và thân thiết...”- trích lời thề Hyppocrate.

Khi tốt nghiệp trường y khoa, người bác sĩ phải thực hiện lời thề y đức, lời thề Hippocrates. Các bác sĩ Việt Nam còn phải thề và thực hiện 12 điều y đức theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Nhưng không ít bác sĩ đã quên đi lời thề thiêng liêng ấy.

Thế mới có chuyện, y tế là lĩnh vực vốn mang không ít điều tiếng bấy lâu nay, người bệnh không phải chịu số phận “con mồi” cho những kẻ bất lương xâu xé… Những vấn đề nhức nhối này làm khổ ngành y bấy lâu nay.

Để khắc phục tình trạng này, ngoài việc “khắc phục” y đức, thì chỉ có một cách là công khai minh bạch hết bằng công nghệ thông tin mà thôi.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Minh bạch để “bẻ” sự móc ngoặc trong lĩnh vực y tế tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714152554 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714152554 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10