Phát triển đô thị thông minh và bền vững bằng dữ liệu

Diendandoanhnghiep.vn Phát triển đô thị thông minh, bền vững và có sức chống chịu cao cần gắn với xây dựng hạ tầng dữ liệu để kết nối liên thông, chia sẻ và khai thác hiệu quả.

>>> Thúc đẩy phát triển đô thị thông minh phù hợp với bối cảnh thực tế - "bài toán không của riêng ai"

Hội nghị "Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023" được tổ chức trong thời điểm chính quyền các cấp, tổ chức, doanh nghiệp đang thực hiện năm Dữ liệu số quốc gia. Việc tạo lập được mô hình thu thập, kết nối dữ liệu đảm bản an toàn thông tin, khai thác dữ liệu phục vụ xây dựng chiến lược, vận hành và ra quyết định trong quản lý điều hành đô thị là mối quan tâm hàng đầu.

Yêu cầu cấp bách từ thực tiễn

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh: phát triển đô thị thông minh chính là thực hiện chuyển đổi số trong phạm vi, quy mô của đô thị; tập trung giải quyết các vấn đề lớn của đô thị bao gồm giao thông, môi trường, năng lượng, xử lý rác thải, bảo đảm an ninh, trật tự đô thị,... Phát triển đô thị thông minh cũng chính là xây dựng phương thức phát triển và vận hành đô thị hiện đại, hiệu quả dựa trên ứng dụng công nghệ có tính đổi mới, sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại sự kiện

Các địa phương phải bảo đảm gắn kết chặt chẽ với quá trình chuyển đổi số, không tách rời, không trùng lặp, lấy người dân làm trung tâm. Những đơn vị liên quan cần coi hạ tầng thông tin đô thị, hạ tầng số, đặc biệt là hạ tầng dữ liệu như hạ tầng thiết yếu, là nền tảng để thông minh hóa các hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng kinh tế -xã hội.

Hiện ở Việt Nam đã có 48/63 tỉnh, thành phố đang triển khai đề án phát triển đô thị thông minh; hơn 40 địa phương đã triển khai Trung tâm điều hành thông minh (IOC) cấp tỉnh cùng gần 100 IOC cấp huyện, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực giao thông (giám sát trật tự, an toàn giao thông), y tế thông minh, giáo dục thông minh, phát triển các ứng dụng cảnh báo.

Đồng hành cùng các địa phương trong định hướng, quy hoạch và xây dựng thành phố thông minh, theo ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Hội đồng sáng lập Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) các doanh nghiệp công nghệ đã và đang sáng tạo đưa những giải pháp tiên tiến nhất, hiệu quả nhất như AI, IoT, bản đồ số 3D… Trên cơ sở đó, thông minh hóa công tác quản lý, điều hành các sở, ngành, các khu đô thị, các khu công nghiệp và đang hướng tới các bài toán quản trị, khai thác dữ liệu số.

Thách thức cản bước đô thị thông minh

Ở góc độ doanh nghiệp, Chủ tịch tập đoàn FPT Trương Gia Bình chia sẻ thêm: Việt Nam đang có vị thế chính trị rất tốt trên trường quốc tế, có lợi thế lớn để trở thành trung tâm phát triển công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghiệp bán dẫn. Các đô thị lớn như Hà Nội đứng trước nhiều cơ hội.

Xây dựng thành phố thông minh không chỉ cho riêng TP Hà Nội mà cần trở thành trung tâm sản xuất thiết bị thông minh, cung cấp giải pháp thông minh, nguồn nhân lực cho các thành phố khác tại Việt Nam và thế giới trở nên thông minh. Hà Nội cần cung cấp không gian rộng mở cho cộng đồng doanh nghiệp công nghệ thông tin sáng tạo, phát triển để chung tay, đồng hành cùng thành phố trong nhiệm vụ này.

Ông Trương Gia Bình

Chủ tịch Hội đồng sáng lập VINASA, Chủ tịch tập đoàn FPT Trương Gia Bình

Tuy nhiên, ông Trương Gia Bình cho hay, xây dựng đô thị thông minh tại Việt Nam gặp rất nhiều thách thức. Thách thức lớn nhất là hành lang pháp lý thiếu rõ ràng, chưa thuận lợi cho hợp tác công tư, đặc biệt các thủ tục liên quan đến đầu tư, đấu thầu, thuê dịch vụ công nghệ thông tin. Thêm vào đó, các đô thị chưa chú trọng quy hoạch thông minh, thông minh hóa các hạ tầng cơ bản, thiết yếu.

Riêng với việc quản lý, kết nối và khai thác dữ liệu cho đô thị thông minh, ông Nguyễn Công Thị - Giám đốc khối giải pháp chính quyền điện tử của VNPT cho biết, còn nhiều hạn chế trong quản lý cơ sở dữ liệu, dữ liệu phân tán, cập nhật thủ công gây tốn kém… Khoảng 40% dữ liệu địa phương cần để phục vụ chỉ đạo, điều hành được hình thành và quản lý bởi ngành dọc. Chia sẻ dữ liệu bị hạn chế do chồng chéo và cát cứ thông tin; thiếu cơ chế cho địa phương tiếp cận kho dữ liệu ngành phục vụ cho bài toán riêng của ngành.

Đề cập thêm đến những rào cản về thể chế, liên quan đến việc kết nối và chia sẻ dữ liệu trong đô thị thông minh, ông Nguyễn Nhật Quang - Viện trưởng Viện Khoa hoc công nghệ VINASA cho rằng, dữ liệu hiện nay được xem là tài sản của doanh nghiệp, địa phương nhưng thiếu quy định pháp luật để sử dụng, chia sẻ tài sản đó.

 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phát triển đô thị thông minh và bền vững bằng dữ liệu tại chuyên mục Xe - Công nghệ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714289882 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714289882 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10