Phát triển nông nghiệp: Bài 3 - Những việc phải làm

Diendandoanhnghiep.vn Đầu tiên, cần đổi mới tư duy về vai trò nhân dân như lời Bác Hồ căn dặn: “Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên.

>> Phát triển nông nghiệp: Bài 1 - Nhu cầu của thời kỳ mới

>> Phát triển nông nghiệp: Bài 2 - bài học trong và ngoài nước

Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.” Cư dân nông thôn không còn là lao động phải vô sản hóa thời tích lũy tư bản, cũng không phải là đối tượng phải tập thể hóa thời kinh tế kế hoạch. Nghị quyết Trung ương 19 xác định nông dân là chủ thể của quá trình phát triển.

Người dân phải phát huy nội lực, chủ động phát triển kinh tế để tích lũy nội lực, phát triển xã hội để tích lũy kiến thức trở thành ba lớp người tương lai: số ít nông dân chuyên nghiệp ở lại nông thôn phát triển nông nghiệp hiện đại, số lớn lao động chính thức trong các lĩnh vực phi nông nghiệp, số khác khởi nghiệp kinh doanh trở thành doanh nghiệp.

Mọi con đường này đều đi qua cánh cửa là tổ chức cộng đồng: hợp tác xã, nghiệp đoàn, hiệp hội. Theo đường lối của Đảng, người dân nông thôn chỉ có thể trở thành lực lượng tự giác nếu đứng trong các tổ chức của mình.

Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp xanh, sạch, hữu cơ, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm được xác định là một trong những giải pháp then chốt để thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh (ảnh: minh họa)

Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp xanh, sạch, hữu cơ, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm được xác định là một trong những giải pháp then chốt để thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh Nam Định.

Thứ hai, phải đổi mới tư duy về tổ chức của cộng đồng. Năm 1927, Nguyễn Ái Quốc đã hướng dẫn tỉ mỉ việc xây dựng các tổ chức đoàn thể nhắm rõ theo cộng đồng.

Người kể chuyện thợ dệt nông thôn Anh lập cộng đồng ngành nghề năm 1761 và trích dẫn tuyên ngôn hợp tác xã Anh: “Cốt làm cho những người vô sản giai cấp hoá ra anh em. Anh em thì làm giùm nhau, nhờ lẫn nhau. Bỏ hết thói tranh cạnh. Làm sao cho ai trồng cây thì được ăn trái, ai muốn ăn trái thì giùm vào trồng cây”.

Các Mác coi nhà nước và thị trường là những phạm trù lịch sử trong xã hội phân chia giai cấp, còn cộng đồng là vĩnh cửu với loài người. Mác viết: “Lúc đầu, cá nhân tự nhiên là một phần của gia đình và bộ lạc tiến hóa từ gia đình; sau này họ là một phần của cộng đồng”.

Ông coi chủ nghĩa cộng sản tương lai sẽ là: “chế độ mới mà xã hội hiện đại đang đi tới sẽ là sự phục sinh dưới hình thức hoàn thiện nhất (in a superior form) của một xã hội kiểu xưa”.

Cần khẳng định rằng phát triển tổ chức cộng đồng là tư tưởng xuyên suốt trong kinh điển cộng sản, là giải pháp để đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa, không ăn nhập gì với vấn đề xã hội dân sự.

Thứ ba, đột phá thể chế chỉ diễn ra có kết quả gần 40 năm trước, khi từ bỏ mô hình hợp tác xã kiểu cũ đã khẳng định vai trò kinh tế hộ, kinh tế tư nhân (công nhận về pháp lý, giao đất và tư liệu sản xuất, tổ chức khuyến nông, cho vay vốn,…). Cần công nhận và hỗ trợ các tổ chức cộng đồng, đưa vào hoạt động kinh tế và tham gia quản lý xã hội, môi trường.

Ban phát triển thôn bản tham gia chương trình nông thôn mới, hợp tác xã hỗ trợ kinh tế hộ, hiệp hội gắn kết các doanh nghiệp, nghiệp đoàn hỗ trợ người lao động, ban quản lý nhà tham gia quản lý chung cư,…

Cần công nhận các tổ chức này về pháp lý; đảm bảo chương trình làm việc phục vụ quyền lợi cư dân và được họ giám sát minh bạch; có năng lực phục vụ, có tài sản, cung cấp dịch vụ, ban hành qui định thiết thực giúp dân để họ nuôi và đóng góp; lựa chọn và đào tạo được các “thủ lĩnh cộng đồng” vì dân, có đội ngũ cán bộ gắn bó lâu dài, được dân trực tiếp bầu và bãi miễn.

Đó là các tính chất phải có của tổ chức cộng đồng làng xã truyền thống Việt Nam và thông lệ quốc tế.

>> Nam Định: Ứng dụng khoa học công nghệ cao để phát triển nông nghiệp xanh

Theo đường lối đã vạch ra tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng: “Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giữa Nhà nước, thị trường và xã hội có quan hệ chặt chẽ”.

Cần phối hợp và huy động được thế mạnh, khắc phục được thiết yếu của cả ba chân kiềng quan trọng này. Nhà nước bảo đảm ổn định xã hội, an ninh quốc phòng, đảm bảo cân bằng vĩ mô đồng thời phải tránh xu hướng quan liêu, tham nhũng, kém năng động của nó.

Thị trường phân bổ tài nguyên hiệu quả, tạo điều kiện và động lực mở mang kinh tế nhưng cũng cần tránh nguy cơ độc quyền, chạy theo lợi nhuận ích kỷ, mất cân bằng sinh thái, mâu thuẫn xã hội.

Cộng đồng nổi trội về khả năng bảo vệ lợi ích, đảm bảo dân chủ và bình đẳng kinh tế nhưng cũng phải đề phòng điểm yếu của tư tưởng lạc hậu, lợi ích cục bộ. Phối hợp hài hòa được giữa thế mạnh của nhà nước, thị trường và xã hội (cộng đồng) là mô hình hiệu quả nhất để phát triển kinh tế xã hội đất nước.

Nền kinh tế chủ yếu là các hộ gia đình nhỏ lẻ, muốn trở thành trang trại, gia trại, doanh nghiệp nhỏ rồi doanh nghiệp lớn, chỉ có con đường tạo điều kiện cho chính các hộ nhỏ tự tích lũy đạt tới mức tái đầu tư, tái sản xuất mở rộng và tất yếu qua cánh cửa kinh tế hợp tác.

Hợp tác xã thực sự là tổ chức của cộng đồng sẽ giúp Luật hợp tác xã mới ra đời đi vào cuộc sống, trước hết phải đảm bảo cung cấp vật tư đầu vào, thu mua nông sản đầu ra và hỗ trợ dịch vụ phục vụ sản xuất; thay thế trung gian thương lái, đầu nậu, dẫn dắt kinh tế hộ phát triển.

Sự nghiệp xây dựng nông thôn mới sẽ gắn với chương trình phát triển cộng đồng. Thôn bản, dòng họ, gia tộc, dân tộc,… phải chủ động tham gia vào xây dựng, quản lý, khai thác, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ kỹ thuật, trồng rừng, bảo vệ môi trường, cảnh quan và tài nguyên, bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn biên cương và tổ chức sản xuất.

Người dân nông thôn phải thực sự trở thành người chủ của quá trình phát triển. Họ không chỉ “biết, bàn, làm, kiểm tra, thụ hưởng,” mà còn tham gia xây dựng kế hoạch, lựa chọn công trình đầu tư, giám sát thi công, xây dựng quy chế và luật lệ.

Các cấp ủy Đảng cần chỉ đạo đổi mới tổ chức đoàn thể, xây dựng các tổ chức xã hội gắn bó với nguyên tắc cộng đồng. Công tác dân vận gắn với trao quyền cho dân. Lấy hoạt động kinh tế phát triển hợp tác xã và hiệp hội để dẫn dắt và phát triển kinh tế hộ lên sản xuất lớn.

Ban hành chính sách tiếp cận tài nguyên, đầu tư cơ sở hạ tầng, cho vay vốn, hướng dẫn kỹ thuật, đào tạo cán bộ, phân cấp dịch vụ công. Pháp luật tạo điều kiện để cộng đồng nông thôn có tư cách pháp nhân hoạt động.

Chiến lược nông nghiệp mới đã xác định: “Xây dựng cộng đồng vững mạnh làm nòng cốt phát triển nông thôn, sản xuất nông nghiệp”. Các tổ chức cộng đồng như hiệp hội doanh nghiệp, hợp tác xã của kinh tế hộ, tổ chức thôn bản trong nông thôn mới chính là tế bào để xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu nông nghiệp.

Như thế, cơ chế và tổ chức cộng đồng sẽ hình thành quan hệ sản xuất phù hợp định hướng xã hội chủ nghĩa - thành tố thích hợp trong thượng từng kiến trúc của giai đoạn quá độ. Đó là nền tảng hình thành các hệ sinh thái kinh tế nông nghiệp như các vùng chuyên canh, các chuỗi giá trị, các ngành hàng chiến lược,…

Để kiến tạo liên kết các vùng kinh tế, các vùng sinh thái, kết nối các địa phương, không thể thiếu được chất keo kết dính là phát triển tổ chức cộng đồng.

Mang tính chất đồng đẳng về lợi ích và quyền lực, các đối tượng này cần sử dụng các cơ chế của cơ chế cộng đồng như xác lập giải pháp đồng thuận, bầu ra thủ lĩnh tin cậy, hình thành luật chơi gắn bó, tạo ra thông tin minh bạch,… để có thể cùng nhau phối hợp chủ động và vững bền, vượt qua những yếu kém của cơ chế nhà nước (đặc điểm nhiệm kỳ, phân cách quyền lực bộ ngành,…) yếu kém của thị trường (khác biệt tài nguyên, cạnh tranh quyền lợi,…).

Toàn dân thông qua các tổ chức cộng đồng sẽ tạo ra năng lực quản lý hiệu quả trên mọi lĩnh vực, địa bàn đa dạng, rộng lớn và biến động của cơ chế thị trường trong thời đại toàn cầu hóa. Mới giải quyết được các vấn đề nhà nước và thị trường đang bó tay hiện nay (an toàn lương thực, thực phẩm, giám sát bảo vệ môi trường, ngăn chặn đánh bắt thủy hải sản tận diệt tự nhiên, vi phạm lãnh hải quốc tế,…).

Có tổ chức cộng đồng rộng rãi thì mới cải cách, thu hẹp được bộ máy hành chính, số hóa được quản lý, kết hợp được nguồn lực và tài nguyên tổng hợp theo qui hoạch quốc gia, mới giám sát và tuân thủ sát sao pháp luật nhà nước. thống nhất về luật lệ, cách thức hoạt động, sắp xếp kết cấu bộ máy và cách thức đóng góp để duy trì hoạt động, đăng ký và nhà nước công nhận.

Tạo ra được đột phá về các tổ chức cộng đồng sẽ biến kinh tế hộ nhỏ nông nghiệp, nông thôn thành kinh tế hộ lớn và doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ đô thị. Chuyển từ tài nguyên tự nhiên sang phát triển tài nguyên con người, tích lũy nội lực ít đất nước để thu hút ngoại lực quốc tế.

Cho phép các tổ chức cộng đồng trở thành đơn vị tế bào để hình thành các hệ sinh thái thể chế sản xuất kinh doanh như các chuỗi giá trị ngành hàng có giá trị gia tăng cao, hệ thống phối hợp nông thôn và đô thị công bằng và bao trùm, các tổ hợp liên kết vùng hài hòa và năng động.

Nếu như làn sóng đổi mới lần thứ nhất gần 40 năm trước dựa trên đời mới thể chế kinh tế và cơ chế thị trường đã cho phép huy động các nguồn lực hiện có khi đó để đưa Việt Nam từ một nước nghèo trở thành một nước thu nhập trung bình thì làn sóng đổi mới lần thứ hai hôm nay sẽ cho phép Việt Nam trở thành nước thu nhập cao vào giữa thế kỷ này như mục tiêu của Đại hội Đảng XIII đã xác định.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phát triển nông nghiệp: Bài 3 - Những việc phải làm tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714253606 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714253606 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10