Rất khó chống lại “nhà băng của thế giới"!

Diendandoanhnghiep.vn Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillari Clinton đã từng thốt lên "thật khó chống lại nhà băng của thế giới", ngụ ý sức mạnh tài chính vô song của Trung Quốc.

Uganda, một quốc gia rất nghèo ở châu Phi vừa nhượng quyền sở hữu sân bay cho Trung Quốc

Uganda, một quốc gia rất nghèo ở châu Phi vừa nhượng quyền sở hữu sân bay cho Trung Quốc

>> Trung Quốc đã bành trướng đến mức nào?

Sau Sri Lanka, quốc gia phải nhượng quyền sở hữu cảng biển Hambantota cho Trung Quốc vì khoản nợ không thể thanh toán, mới đây một quốc gia nghèo ở châu Phi là Uganda đã từ bỏ “điều khoản miễn trừ” cho phép chủ nợ Trung Quốc có thể lấy lại các tài sản của sân bay quốc tế duy nhất Entebbe International Airport mà không cần thông qua việc giải quyết tranh chấp quốc tế.

Năm 2015, Ngân hàng Eximbank Trung Quốc cho Uganda vay 207 triệu USD, tổng cộng thời gian trả lãi lẫn gốc và ân hạn là 27 năm, nhưng chính phủ Uganda không còn cách nào có thể trả hết nợ.

Những hiện tượng trên chỉ là bề nổi, sau nhiều năm tiền Trung Quốc đổ ào ạt vào các nước nghèo ở Trung Á và châu Phi. Hai ngân hàng Exim, ICBC và CDB dồi dào tiền bạc, sẵn sàng giải ngân cho vay mà không quan tâm đến các điều kiện minh bạch, năng lực trả nợ như IMF, WB thường làm.

Dòng vốn của Trung Quốc thường đi theo mô hình, tập trung “đánh” vào các nước nghèo, tình trạng minh bạch tài chính thấp, đi kèm với nạn tham nhũng tràn lan như Turkmenistan, Angola, Sudan, Congo, Uganda,…nơi được vận hành trên nền tảng độc tài, thần quyền và thế quyền nhập nhằng.

Việc xây dựng hạ tầng thực chất là cái cớ, đằng sau đó tiền vay Trung Quốc là điều kiện để thỏa thuận trong các chương trình khai thác khoáng sản quý hiếm ở châu Phi như vàng, kim cương, dầu mỏ...

CIF - Qũy quốc tế Trung Quốc (China International Fund) rót 2 tỷ USD xây sân bay lớn nhất châu Phi tại Angola, nhưng thật ra chẳng có sân bay nào cả, đó là thỏa thuận ngầm với chính phủ ông Jose Eduardo dos Santos để đổi lấy 200.000 thùng dầu mỗi ngày! Tiền bán dầu vẫn được thanh toán dưới dạng trả nợ, CIF sẽ lo toàn bộ hóa đơn, chứng từ, và tài khoản của các quan chức tham nhũng từ dầu mỏ sẽ xuất hiện ở các thiên đường thuế.

Ở các quốc gia này đều đặc trưng bởi tính bất ổn xã hội cao, Sudan vừa trải qua nội chiến hai miền Nam Bắc năm 2011, Uganda cũng xảy ra tình trạng tương tự giữa Lực lượng Vũ trang Uganda, đại diện cho chính phủ và Mặt trận Yêu nước Uganda hồi 1994; hay như Turkmenistan - dường như bị bỏ quên, trì trệ sau khi Liên Xô tan rã 1991.

Một ông trình do Trung Quốc xây dựng tại châu Phi

Một công trình do Trung Quốc xây dựng tại châu Phi

Bắc Kinh thường xuất hiện như “đấng cứu thế”, sẵn sàng chi trả cho các chương trình tái thiết quốc gia như cầu, đường sá, sân bay, địa ốc. Và cái đích nhắm đến chính là mỏ dầu lớn nhất “lục địa đen” ở Sudan hay ngọc bích ở Myanmar, khí đốt ở Turkmenistan.

Cũng có cơ sở thực tế khi nói rằng, sự bành trướng tín dụng Trung Quốc hiện nay có phần trách nhiệm của Mỹ, chí ít đã diễn ra ở những nơi mà Washington phát động chống khủng bố.

Trường hợp điển hình là Sudan, khi Nhà trắng áp lệnh trừng phạt lên quốc gia này, các công ty dầu khí như Exxon Mobil, Total, Repsol buộc phải xách va ly ra đi vì lợi ích tổng thể của họ lớn hơn dự án ở Sudan. Như thế là Sinopec, PetroChina, CNOOC xuất hiện, lấp vào khoảng trống.

Với các điều kiện vay ngặt nghèo mà Câu lạc bộ Paris, IMF, WB, Tổ chức minh bạch quốc tế đặt ra (buộc cải tổ hệ thống tài chính, kinh tế và chính trị) ở các nước nghèo, có xu hướng độc tài là không thể. Đối diện với khủng hoảng kinh tế, thiếu tiền buộc Sudan, Uganda hay Angola, Sri Lanka, Turkmenistan nhanh chóng xem Trung Quốc là đối tác chiến lược.

>> Trung Quốc thay đổi định hướng chiến lược

Một mỏ đồng do Trung Quốc khai thác ở châu Phi

Một mỏ đồng do Trung Quốc khai thác ở Congo

Một điển hình mới đây là Iran - nơi mà sự thù địch Mỹ căng thẳng nhất hiện nay, bị kẹt bởi lệnh cấm vận khắt khe của Washington về mua bán dầu mỏ. Nguồn thu chủ yếu của Teheran lại là dầu mỏ! Trung Quốc sẵn sàn chìa tay hợp tác, kết quả “mỏ dầu vùng Vịnh” quay về hướng Đông.

Hoặc, khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan, Bắc Kinh lập tức công nhận tính hợp hiến của lực lượng Taliban, không ngại ngần hợp tác với tổ chức bị gắn mác “khủng bố”.

Ở phương diện khác, nói như bà Hillari Clinton (Ngoại trưởng Mỹ) “thật khó chống lại nhà băng của thế giới” ngụ ý sự dồi dào tiền bạc của Trung Quốc, và cường quốc châu Á cũng là quốc gia duy nhất hiện tại có khả năng “ăn thua” đủ với Mỹ, bất chấp sợ hãi để làm ăn với các nước bị Mỹ cấm vận.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Rất khó chống lại “nhà băng của thế giới"! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714090460 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714090460 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10