Sự sụp đổ của Lehman Brothers (Kỳ 2): Dư âm của “cơn địa chấn”

Diendandoanhnghiep.vn Sự sụp đổ của Lehman Brothers đã tạo ra một cơn địa chấn cho thị trường tài chính toàn cầu vào thời điểm đó, một cuộc khủng hoảng sâu sắc mà cho đến nay nhiều người vẫn còn nhắc đến.

Không có cuộc “giải cứu binh nhì” Lehman!

Lehman Brothers đã gặp khó khăn sau sáu tháng đầy biến động, trong đó các khoản đầu tư bất động sản của họ đã mất hàng tỷ đô la, khiến cổ phiếu bị sụt giảm nghiêm trọng.

Đã không có một cuộc giải cứu đối với Lehman Brothers.

Đã không có một cuộc giải cứu đối với Lehman Brothers.

Thời điểm đó, Giám đốc điều hành của Lehman, Richard Fuld, người đã đưa công ty vượt qua các cuộc khủng hoảng trước đó, đang ngày càng tuyệt vọng. Kế hoạch của Fuld chuyển tài sản xấu của công ty thành một công ty riêng biệt, đã không làm hài lòng các nhà đầu tư. Giải pháp còn lại duy nhất của Fuld là ai đó sẽ mua lại Lehman. 

Mặc dù cả Bank of America và Barclays đều muốn mua lại công ty nhưng đã bị chính phủ Mỹ từ chối hậu thuẫn vì cho rằng quá nhiều tài sản của Lehman là "độc hại" và “vô giá trị”. Thay vào đó, Bank of America tuyên bố sẽ mua lại Merrill Lynch vào cùng ngày Lehman nộp đơn phá sản.

Những ngày cuối cùng của Lehman được đánh dấu bằng những cuộc đàm phán điên cuồng vào phút cuối về số phận của họ. Kể cả lúc đó, mọi người đều nghĩ rằng ai đó sẽ giải cứu Lehman Brothers: Chắc chắn công ty sẽ không được phép thất bại. Bear Stearns, một ngân hàng đầu tư nhỏ hơn, đã được Washington và JPMorgan Chase cứu chỉ sáu tháng trước đó.

Vào cuối buổi chiều ngày 12 tháng 9, lãnh đạo của các ngân hàng đầu tư hàng đầu ở Phố Wall, đối thủ cạnh tranh của Lehman, được triệu tập đến Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York. Bộ trưởng Tài chính Mỹ thời điểm đó, Henry Hank Paulson lên tiếng cảnh báo rằng Lehman không “quá lớn để thất bại” và sẽ không có gói cứu trợ nào sử dụng tiền công.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ thời điểm đó, Henry Hank Paulson.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ thời điểm đó, Henry Hank Paulson.

Thay vào đó, Paulson khuyến khích các lãnh đạo ngân hàng vạch ra một số kế hoạch chung để giải phóng Lehman khỏi những tài sản độc hại của họ, đồng thời ông cũng cảnh báo họ rằng “cái giá phải trả để cứu Lehman sẽ vượt qua cái giá phải trả cho sự thất bại của họ”.

Sau này, trong nhiều năm các nhà kinh tế đã tranh luận về việc Washington đáng ra có thể ngăn chặn được sự hỗn loạn đó nếu ra tay giải cứu Lehman. 

Nhưng chính cựu chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Ben Bernanke khẳng định rằng các nhà quản lý không có thẩm quyền cho vay đối với một Lehman đang trong cơn “hấp hối”. Bernanke cho rằng: “Về cơ bản chúng tôi không có lựa chọn nào khác và buộc phải để Lehman “phải chết”.

Tuy nhiên, những người khác đều cho rằng Bernanke và Paulson lẽ ra phải nhận ra việc để Lehman thất bại sẽ khiến cuộc khủng hoảng càng thêm sâu sắc.

James Angel, giáo sư kinh doanh tại Đại học Georgetown cho rằng: “Hệ thống quản lý của chúng ta được tạo ra từ con người và con người đã mắc sai lầm. Fed rõ ràng có thể đã làm được tốt hơn so với việc ngồi yên và chứng kiến Lehman sụp đổ”.

Có thể nói, thời điểm đó, các vấn đề của Lehman đã đặt chính phủ Mỹ vào một tình thế nan giải. Sau này, các cuộc điều tra về khủng hoảng tài chính kết luận rằng chính phản ứng không nhất quán của Washington đã làm tăng thêm sự không chắc chắn và hoảng loạn của thị trường.

Dư âm của cơn địa chấn

Không còn người mua, các nhà quản lý đã gây áp lực buộc Lehman Brothers phải nộp đơn phá sản vào đêm Chủ nhật, trước khi giao dịch mở cửa vào buổi sáng.

Richard Fuld, chủ tịch và giám đốc điều hành cuối cùng của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers.

Richard Fuld, chủ tịch và giám đốc điều hành cuối cùng của Lehman Brothers.

Các luật sư và giám đốc điều hành của Lehman đã rời Fed ở New York để thông báo cho hội đồng quản trị rằng không có cuộc giải cứu nào đến. Lehman Brothers đã đệ đơn phá sản vào ngày 15 tháng 9 năm 2008. Vào thời điểm sụp đổ, Lehman là ngân hàng đầu tư lớn thứ tư tại Mỹ với 25.000 nhân viên trên toàn thế giới.

Sự sụp đổ của Lehman đã làm chao đảo các thị trường tài chính toàn cầu trong nhiều tuần, dựa trên quy mô và vị thế của họ ở Mỹ và trên toàn cầu.Thị trường tài chính bị nhấn chìm bởi cơn “Đại hồng thủy” và gây thiệt hại ước tính khoảng 10 nghìn tỷ USD cho sản lượng kinh tế bị mất.

Nỗi sợ hãi và hoảng loạn nhanh chóng lan truyền trong hệ thống tài chính, khiến thị trường tín dụng đóng băng. Ngay cả các công ty công nghiệp lớn và mang tính biểu tượng như General Motors cũng không thể nhận được tài trợ ngắn hạn.

Dư âm của vụ phá sản ở Lehman đã gây ra những làn sóng bán bất tận trên hầu hết tất cả các loại tài sản trong nhiều ngày. Và tất cả những điều này đã xảy ra trên khắp thế giới. Sau này, chính Ủy ban điều tra cuộc khủng hoảng kết luận: "Cuộc khủng hoảng tài chính đạt đến mức độ kinh hoàng với sự sụp đổ của Lehman Brothers".

Cho đến tận bây giờ, câu chuyện về sự sụp đổ của Lehman Brothers vẫn như một lời nhắc nhở sâu sắc rằng: Không có gì là mãi mãi...

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sự sụp đổ của Lehman Brothers (Kỳ 2): Dư âm của “cơn địa chấn” tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714156577 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714156577 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10