Tuyến metro 65.000 tỉ đồng: Vẫn nguyên lo âu cũ!

Diendandoanhnghiep.vn Cách khiến người dân mất niềm tin nhiều nhất chính là để các dự án giao thông, đặc biệt là các dự án đường sắt đô thị đội vốn khủng khiếp, chậm tiến độ như một tật bệnh.

Thiết kế đoàn tàu của một trong những tuyến metro Hà Nội

Thiết kế đoàn tàu của một trong những tuyến metro Hà Nội

Mới đây, UBND TP Hà Nội đã có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án metro số 5 tuyến Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc. Hà Nội kiến nghị Thủ tướng thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án để trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư Dự án vào kỳ họp cuối năm 2020.

Hà Nội dự kiến khởi công dự án tuyến metro số 5 vào năm 2022 và đưa vào vận hành, khai thác trong năm 2026. Tuy nhiên, dự án này nhận được nhiều quan tâm từ dư luận khi mà tuyến đường sắt đô thị của Hà Nội vẫn còn “bùng nhùng” nhiều vấn đề.

Được biết, chiều dài toàn tuyến metro số 5 là 38km, tuyến metro số 5 được thiết kế có 21 ga, gồm 6 ga ngầm, 14 ga trên mặt đất, 1 ga trên cao. Tuyến được bố trí 2 điểm depot tại xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức rộng 18 ha và tại xã Yên Bình, Thạch Thất rộng 7 ha. TP Hà Nội dự kiến toàn tuyến sẽ khai thác khoảng 25 đến 40 đoàn tàu gồm 4 đến 6 toa, vận tốc thiết kế 120 km/h và 90 km/h đối với các đoạn đi ngầm; thời gian chờ tàu vào khoảng 3,3 phút.

Tuyến metro số 5 đi qua 7 quận, huyện (Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất) là tuyến đường sắt đô thị theo tiêu chuẩn đường đôi, điện khí hóa, gồm 6,5 km đi ngầm, 2 km đi trên cao và 29,93 km đi trên mặt đất.

Về nguồn vốn, dự án tuyến metro số 5 có tổng mức đầu tư ước khoảng 65.404 tỉ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng 24.844 tỉ đồng, chi phí thiết bị 16.629 tỉ đồng. Dự án sẽ được đầu tư bằng ngân sách thành phố gồm: Vốn đầu tư công và tiết kiệm chi giai đoạn 2021-2025, dự kiến khoảng 15.000 tỉ đồng; nguồn cổ phần hoá, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước (18.000 đến 20.000 tỉ đồng); vốn phát hành trái phiếu dự kiến 10.000 tỉ đồng; vay tổ chức tài chính trong và ngoài nước.

Có lẽ trước vấn đề kẹt xe tại 2 thành phố lớn nhất nước đã quá nghiêm trọng, đầu tư hệ thống tàu điện ngầm (metro – subway) nhiều khi trở thành ý chí quyết tâm “chính trị” của lãnh đạo địa phương.

Dĩ nhiên, mục tiêu của dự án là không chỉ giải quyết tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, mạng lưới đường sắt đô thị của Hà Nội còn được kỳ vọng làm thay đổi thói quen sử dụng phương tiện cá nhân và văn hóa giao thông của người dân bởi những tiện ích mà nó mang lại. Đặc biệt, hệ thống metro còn góp phần thay đổi đáng kể diện mạo của thành phố nghìn năm tuổi theo hướng văn minh, hiện đại.

Dẫu vậy, cần nhìn nhận lại thực tế những nham nhở mà tuyến đường sắt đo thị Cát Linh - Hà Đông, dự án metro số 1 (Yên Viên – Ngọc Hồi) để lại. Bao nhiêu năm đằng đẵng vẫn không xong, đội vốn khủng… đã là một điều khó chấp nhận. Thành thử từ mục tiêu tốt đẹp là giải phóng vấn nạn kẹt xe, tạo văn minh cho đô thị thì nó lại trở thành nỗi ám ảnh cho chúng ta hiện nay.

Trong khi đó, tiến độ thi công các dự án đô thị này có tác động rất lớn không chỉ đến vấn đề giao thông, hạ tầng mà về cả sự phát triển kinh tế của TP. Bởi, để phục vụ thi công những tuyến đường sắt này cùng những công trình đi kèm, không ít các “lô cốt” mọc lên tại nhiều khu vực trong TP, không chỉ ảnh hưởng giao thông, xáo trộn việc di chuyển của người dân mà còn khiến TP mất một số lượng lớn nguồn thu về thuế, doanh nghiệp và người dân cũng bị thiệt hại về kinh doanh buôn bán. 

Nói như vậy cũng có nghĩa, Hà Nội không nên vội vàng trình những dự án mới khi mà bản thân các dự án cũ hoặc chậm tiến độ, hoặc vẫn đang nằm trên giấy. Và việc trước mắt Bộ Giao thông cùng chính quyền Hà Nội cần làm để yên lòng người dân chính là tiếp tục đôn đốc, giám sát tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông cho xong trong thời gian nhất định nào đó.

Chẳng phải, chúng ta đã có quá nhiều bài học xương máu và đau đớn khi ký một hợp đồng vay vốn, chúng ta là chủ đầu tư, người đứng ra vay tiền, trả lãi mà lại để Tổng thầu Trung Quốc cầm tiền, dành quyền chi tiêu? Tại sao lại có cơ chế, người cho vay lại là người tiêu tiền?

Dù tuyến metro số 5 của Hà Nội nguồn vốn có là ngân sách đi chăng nữa thì đó cũng là tiền của dân. Đường sắt nào cũng là tiền dân. Khoản vay nào cũng do dân trả nợ. Không nên “vẽ voi vẽ chuột” trong lúc mọi thứ còn... dang dở trước mắt nhân dân.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tuyến metro 65.000 tỉ đồng: Vẫn nguyên lo âu cũ! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714900259 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714900259 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10