HƯỚNG TỚI ĐẠI HỘI XIII: Lòng dân sẽ thuận khi “dân làm chủ”

Diendandoanhnghiep.vn Tư tưởng dân chủ tại Việt Nam xuất phát từ thực tiễn lấy dân làm gốc. Đảng và Nhà nước tạo mọi điều kiện để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nhất là trước các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc.

Dân chủ nhìn từ khẩu hiệu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”

Nhà nước của dân, do dân và vì dân xuất phát từ vấn đề dân chủ. Vì vậy, mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tất cả các vấn đề quốc kế dân sinh phải để cho dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra; tinh thần dân chủ phải được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Có thể thấy, nhu cầu biết là của người dân. Nhà nước phải có trách nhiệm làm cho người dân biết chính xác, biết đúng. Một nguyên tắc rất hay nói về dân chủ mà ai trong chúng ta cũng rành làu làu là “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

“Dân biết” là phải công khai, minh bạch các công việc, các kế hoạch, các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền, đoàn thể, cũng như các cơ quan, đơn vị. Dân phải được thông tin đầy đủ, đa chiều. Dân có quyền đòi hỏi được cung cấp thông tin về mọi mặt (cố nhiên là trừ các vấn đề bí mật quốc gia). 

“Dân bàn” là các cơ quan, tổ chức và những người lãnh đạo phải gần dân, “mở lòng” với nhân dân, tôn trọng và lắng nghe ý kiến nhân dân, thể hiện tinh thần ham học hỏi cầu tiến bộ. Đấy cũng là tinh thần “thường xuyên và thật thà tự phê bình và phê bình” (lời Chủ tịch Hồ Chí Minh) của những cán bộ, đảng viên chân chính.

Còn “dân làm” tức là, dân hăng hái tham gia các công việc của đất nước, của địa phương, tham gia quản lý xã hội, thì phải trên cơ sở “dân biết” và “dân bàn” thấu đáo. Hồ Chủ tịch thường dẫn ra câu nói nổi tiếng của nhân dân vùng Vĩnh Linh những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: “Dễ trăm lần, không dân cũng chịu; khó vạn lần, dân liệu cũng xong”. 

Dân “kiểm tra”, tức là dân được kiểm tra mọi vấn đề, mọi công việc của đất nước-là biểu hiện cao nhất của tinh thần “Dân chủ” thực sự! Từ chủ trương, định hướng của một đường lối, một kế hoạch, một công việc, một biện pháp tiến hành, một dự án; hoặc như việc cấp đất, cấp vốn cho một đơn vị kinh tế, cho đến hiệu quả đích thực của các vấn đề ấy, các cơ quan chức năng phải tạo mọi điều kiện để dân được kiểm tra, chất vấn, theo dõi, giám sát đến nơi đến chốn, trên tinh thần “Dĩ công vi thượng”!

Như vậy, “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” là bốn yếu tố cơ bản, quan hệ thống nhất hữu cơ, biện chứng với nhau trong hệ thống tư tưởng “Dân chủ” của Đảng. Vậy thời gian qua chúng ta đã làm được những gì từ khẩu hiệu đó? Đấy là vấn đề mà dư luận quan tâm rất nhiều.

Lòng dân sẽ thuận

Nhìn lại lịch sử, triều đại Hậu Trần suy vong là các vua quan Hậu Trần không thực hiện đúng chính sách “thân dân”, “làm kế sâu rễ bền gốc”, chỉ lo cuộc sống xa hoa, quyền lợi ích kỷ của mình, bỏ “mặc dân khốn khổ”, “muôn dân oán giận mà không biết, lòng người oán trách mà chẳng kinh”. Còn Hồ Quý Ly cơ đồ tan vỡ, nước mất vào tay giặc cũng chỉ vì chính quyền quá xa rời nhân dân, vì chính sự phiền hà, để đến nỗi lòng dân oán giận.

Nguyễn Trãi rút ra kết luận sâu sắc: “Thuyền bị lật mới biết sức dân mạnh như sức nước; nước có thể chở thuyền, nhưng nước cũng có thể lật thuyền”. “Có dân là có tất cả. Mất lòng tin của dân là mất hết”.

Để rồi, sau này “lấy dân làm gốc” là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh và đã được Đảng kế thừa, phát huy trong điều kiện, hoàn cảnh mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh, muốn có sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và sự đồng thuận nhất trí cao trong toàn dân phải thực hành dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Việc thực hành dân chủ được tiến hành đồng bộ từ địa phương đến Trung ương.

Trong thực tế một số chính sách, pháp luật của Chính phủ về tăng cường dân chủ đã được ban hành như Luật trưng cầu ý dân, Luật Giám sát và phản biện xã hội nhưng chưa được tổ chức thực hiện được nhiều. Văn văn bản pháp luật đó là cơ sở pháp lý thực hành dân chủ khách quan và thiết thực nhất nhưng lại hay bị nhiều cơ quan,địa phương “lãng quên”. 

Gần đây việc thực hành dân chủ trong Đảng được cụ thể hóa bằng các quy định quy chế. Trước mỗi kỳ họp của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị phải gửi trước báo cáo công việc, hoạt động của mình. Ban thường vụ báo cáo công việc trước cấp ủy, cấp ủy báo cáo công việc trước tổ chức đảng bầu ra mình.

Bên cạnh đó là cách hoạt động phê bình và tự phê bình trong nội bộ Đảng và rộng hơn nữa là trước quần chúng nhân dân. Người dân có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với cán bộ nhà nước các cấp từ cơ sở đến cấp cao nhất.

Hoạt động bầu cử trong Đảng được tiến hành chặt chẽ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, bình đẳng trực tiếp, đa số quá bán là biểu hiện rõ nét nhất trong thực hiện dân chủ nội bộ Đảng. Các đảng viên được phép áp dụng hình thức bầu cử bằng bỏ phiếu kín và giơ tay biểu quyết bằng thẻ đảng tùy từng trường hợp.

Vấn đề thực hành dân chủ ngày càng thiết thực hơn, trước mỗi kỳ họp Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri để lắng nghe nắm bắt tâm tư nguyện vọng, lấy đó làm cơ sở thực tiễn yêu cầu Chính phủ có những chính sách, những điều chỉnh phù hợp kịp thời..v..v.

Sức mạnh của Đảng thể hiện ngay ở chính lòng tin của dân, lòng tin đó được xây đắp bền vững chính là ở chỗ Đảng quán triệt đường lối nhân dân, sự nghiệp cách mạng là của dân, do dân và vì dân.

Liên quan đến vấn đề này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyên Phú Trọng từng nói: “Một vấn đề hết sức quan trọng là phải kiên quyết, tích cực làm trong sạch đội ngũ của Đảng, khắc phục các hiện tượng sa sút, thoái hoá về phẩm chất,lối sống của cán bộ, đảng viên. Nói quần chúng giảm sút lòng tin đối với Đảng không phải là giảm sút lòng tin đối với lý tưởng, sự nghiệp của Đảng, mà là đối với những cán bộ, đảng viên đã thoái hóa, hư hỏng, đối với những tổ chức đảng đã rệu rã, không còn sức chiến đấu”.

Từ đây, xin nhắc lại một vấn đề cần đặt ra ở chỗ, muốn “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thì mọi công tác quản lý nhà nước phải minh bạch công khai, nhất là công tác cán bộ, dĩ nhiên trừ các lĩnh vực/yếu tố  thuộc bí mật quốc gia.

Hơn nữa, về lý thuyết tư tưởng dân làm chủ, nhưng người đại diện cho dân  là Hội đồng nhân dân các cấp và cao nhất  là Quốc hội. Vì vậy, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và đại biểu Quốc hội tất yếu phải là những đại diện ưu tú của nhân dân, phải thể hiện rõ nhất các yếu tố “dân chủ” trong hoạt động của mình! Đây là vấn đề lớn, “rất thời sự” và là điều rất thiết thực và cần kíp ở mọi thời điểm, mọi thời kỳ.

Đại hội XIII là dịp người dân thực hiện quyền làm chủ, quyền dân chủ của mình một cách chính đáng. Đảng và Nhà nước phải đảm bảo người dân thực sự được tham gia bầu người đại diện cho mình.

Lòng dân sẽ thuận một khi vấn đề “dân làm chủ” được thự thi rộng rãi, công khai.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết HƯỚNG TỚI ĐẠI HỘI XIII: Lòng dân sẽ thuận khi “dân làm chủ” tại chuyên mục Chính trị của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714097841 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714097841 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10