Mô hình nhà nước và con đường phát triển của Việt Nam (Bài 7)

Diendandoanhnghiep.vn Kinh nghiệm phát triển của các nước cho thấy áp lực và khát vọng vươn lên đóng vai trò hết sức quan trọng.

Nhật Bản là một thí dụ điển hình.

Trong thế kỷ 19, trước tình trạng đất nước bị chia cắt và cát cứ bởi các lãnh chúa và nguy cơ bị nước ngoài dòm ngó, giới tinh hoa cấp tiến của Nhật đã tiến hành một cuộc cách mạng cùng với sự đồng hành của Thiên Trị Minh Hoàng lên ngôi. Những lựa chọn mở cửa hợp lý gắn với khát vọng thống nhất và trở nên hùng cường đã giúp Nhật Bản thành công.

iện tại Nhật Bản đang gặp rắc rối với các doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền

Hiện tại Nhật Bản đang gặp rắc rối với các doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền

Trí tuệ tập thể của nước Nhật một lần nữa được phát huy sau Thế chiến thứ 2. Họ đã can đảm cùng đứng lên để vực dậy đất nước để đưa nước Nhật thuộc nhóm quốc gia phát triển trên thế giới hiện nay. Sự thành công này có được là nhờ sự gắn kết giữa các nhà lãnh đạo quốc gia, các doanh nhân dân tộc và giới trí thức tinh hoa trong việc lèo lái đất nước đi lên. Tuy nhiên, hiện tại Nhật Bản đang gặp rắc rối với các doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền.

Hàn Quốc là trường hợp thứ hai.

Khi Park Chung-hee cùng các đồng sự của mình tiến hành cuộc đảo chính vào tháng 5/1961, Hàn Quốc đã trải qua một giai đoạn thực hành mô hình dân chủ theo kiểu Mỹ với kết quả là một chế độ bất tài và tham nhũng. Với tình trạng lúc đó, ít ai có niềm tin về một Hàn Quốc hùng cường. Tuy nhiên, tướng Park cùng với các đồng sự của mình đã tạo nên khát vọng “quốc phú binh cường” cho cả dân tộc và quyết tâm thực hiện nó.

tướng Park cùng với các đồng sự của mình đã tạo nên khát vọng “quốc phú binh cường” cho cả dân tộc và quyết tâm thực hiện nó

Tướng Park cùng với các đồng sự của mình đã tạo nên khát vọng “quốc phú binh cường” cho cả dân tộc Hàn Quốc.

Ông đã gửi thông điệp rõ ràng với những doanh nghiệp trong nước lúc đó rằng anh có thể tồn tại và phát triển nếu thực hiện kế hoạch kiến thiết quốc gia của tôi. Hàn Quốc kể từ đó đã tập hợp được tầng lớp tinh hoa, những người có khát vọng đưa quốc gia đi lên cùng lãnh đạo quốc gia. Khi những thành quả phát triển trở nên rõ ràng, những cởi mở trong xã hội từng bước được tiến hành để tạo ra Hàn Quốc ngày nay (Kim and Vogel 2011).

Trường hợp thứ ba là Singapore.

Khi bị trục xuất khỏi Malaysia vào năm 1965, đứng trước áp lực tồn tại hay không tồn tại, Lý Quang Diệu (2000) đã thổi khát vọng vươn lên thế giới thứ nhất từ thế giới thứ ba vào đội ngũ của mình. Những quyết định duy lý đã được đưa ra và một chế độ thiểu số cai trị được vận hành một cách hiệu quả nhờ thu hút được các tài năng quốc gia và họ được tưởng thưởng một cách xứng đáng như phân tích ở trên.

Thứ tư là trường hợp Đài Loan.

Áp lực khi mất vị trí chính thức trong thập niên 1970 đã buộc Đài Loan phải trở nên duy lý và hiệu quả hơn. Những cải cách cần thiết cùng với khát vọng vươn lên đã giúp Đài Loan vượt qua khó khăn và trở nên phát triển (Perkins 2013).

Cuối cùng là Trung Quốc.

Trước một quốc gia rệu rã bởi những chương trình tàn phá đất nước của Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình đã khơi gợi lại khát vọng của dân tộc đại Hán. Kết quả, những quyết định và lựa chọn duy lý, có lợi cho sự phát triển của Trung Quốc được đưa ra để tạo ra sự phát triển thần kỳ của quốc gia đông dân nhất thế giới trong bốn thập kỷ vừa qua (Vogel 2011). Tuy nhiên, sự trỗi dậy này rất khó nói đó là phúc hay họa cho Việt Nam. Điều này, phụ thuộc rất lớn vào các nước cờ mang tính chiến lược của Việt Nam.

Tương phản với những trường hợp thành công nêu trên là các quốc gia gặp trục trặc ở Đông Nam Á khi không thể đẩy lên khát vọng hùng cường và rơi vào vòng xoáy của trục lợi, tham nhũng, lợi ích nhóm và quan hệ thân hữu. Điển hình nhất là Philippines có nhiều lợi thế sau Thế chiến thứ II. Tuy nhiên, cách thức họ áp dụng mô hình dân chủ kiểu Mỹ đã gặp vô số trục trặc. Kết quả là một xã hội với nhiều bất công và Tổng thống đương nhiệm sẵn sàng cho thuộc cấp xử tử người dân mà không qua quá trình công tố cần thiết.

Indonesia cũng có một thời hoàng kim, nhưng việc gia đình Tổng thống Suharto và thân hữu của ông chỉ lo vơ vét làm giàu cho bản thân đã đưa nước này đi đến trục trặc.

Thái Lan cũng có những vấn đề tương tự khi quyền lực và lợi ích nằm trong tay hoàng thân quốc thích và quân đội. Malaysia có kết quả tốt nhất trong các nước Đông Nam Á (trừ Singapore), nhưng cũng gặp nhiều vấn đề do sự phân biệt giữa người Hoa và người Malai. Nói cách khác, trong một thời gian, chế độ thiểu số cai trị đã được tạo ra cho người Mã-lai mà thôi (Kim and Vogel 2011; Perkins 2013; Vogel 2011). Việc hạn chế vai trò thống trị kinh tế của người Hoa và nâng cao vị trí và vai trò của người Malai có thể là cần thiết. Tuy nhiên, việc chuyển thái cực quá mức đã không có được kết quả tốt. Nếu việc tổ chức xã hội có tính bao trùm hơn thì kết quả đối với quốc gia này có lẽ còn tốt hơn rất nhiều.

Tất cả các trường hợp nêu trên đều theo mô hình thiểu số cai trị thuộc một nhóm tinh hoa của xã hội lãnh đạo. Tuy nhiên, điểm khác biệt cơ bản là những nơi tạo ra được khát vọng với áp lực lớn đã thành công; trái lại là các quan hệ thân hữu, lợi ích nhóm và tham nhũng.

(Còn tiếp)

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Mô hình nhà nước và con đường phát triển của Việt Nam (Bài 7) tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714281730 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714281730 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10