Một góc nhìn về “lời giải” cho hòa bình trên Biển Đông

Diendandoanhnghiep.vn Xây dựng lòng tin giữa các quốc gia là “liều thuốc” hiệu nghiệm để ngăn ngừa những toan tính có thể gây ra nguy cơ xung đột trên Biển Đông hiện nay.

Biển Đông là khu vực có vị trí địa chính trị cực kỳ quan trọng, cùng với đó là trữ lượng dầu khí, hải sản, băng cháy… là mục tiêu mà bất cứ quốc gia nào cũng muốn có phần. Dĩ nhiên,Trung Quốc là nước đủ thực lực, thừa tham vọng để độc chiếm quản lý Biển Đông, bất chấp luật pháp quốc tế, chủ quyền nước khác.

Hải quân Trung Quốc phô diễn sức mạnh trong một cuộc tập trận trên Biển Đông - ảnh Sputnik International.

Hải quân Trung Quốc phô diễn sức mạnh trong một cuộc tập trận trên Biển Đông. Ảnh: Sputnik International.

Thực tế minh chứng, việc tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc thăm dò trái phép tại Bãi Tư chính củac Việt Nam; tàu Hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân ta. Hoặc, Trung Quốc xây trạm nghiên cứu tại đá Subi và đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa, rồi  thành lập cái gọi là “quận Tây Sa” (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và “quận Nam Sa” (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam) tại “thành phố Tam Sa”… là hành động vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.

Sự ngông cuồng của Trung Quốc là phép thử hạng nặng dành cho Việt Nam chúng ta. Trong thời điểm hiện tại, mặc dù xuất phát là Trung Quốc, mọi hành vi ngông cuồng, hành động đầy “tăng động” khiêu khích là từ quốc gia này mà ra, nhưng Trung Quốc hoàn toàn không phải đang làm chủ “cuộc chơi”.

Nhìn sâu và xa thì Việt Nam mới là quốc gia đang làm chủ, chủ danh chính ngôn thuận vùng Biển Đông mà Trung Quốc thèm thuồng, muốn cho cái gọi là “đường lưỡi bò” liếm trọn, và cả làm chủ cuộc chơi pháp lý.

Việt Nam đang nắm đằng cán dao, khi đang là quốc gia chính nghĩa trong cuộc bảo vệ chủ quyền của mình trên Biển Đông, được sự ủng hộ của quốc tế. Việt Nam gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc, trong diễn biến vừa mới đây, là một phần thể hiện tâm thế đó.

Nói cách khác, Trung Quốc không thể nuốt trọn Biển Đông, không phải vì Trung Quốc ít “mưu hèn kế bẩn”, mà là vì Việt Nam quá giỏi trong cách vạch đường đi nước bước của Trung Quốc, mới “điều binh khiển tướng” tối ưu, tiếp nhận mọi thử thách của Trung Quốc.

Nhìn lại Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019, ở đó đã nêu rõ nguyên tắc “4 không”: Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; Không liên kết với nước này để chống nước kia; Không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Đây là chính sách thể hiện sự cơ trí và hợp thời thế của nước ta. Việt Nam muốn bảo vệ độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời giữ môi trường hòa bình, thân thiện với tất cả các nước trên thế giới. Vừa bảo vệ được chủ quyền vừa tranh thủ được sự ủng hộ của quốc tế, đó có thể xem là thượng sách để giữ nước vậy!

Tức là, nếu Việt Nam chọn một phe để theo, phe phương Tây hay phương Đông, phe Mỹ hay phe Trung Quốc thì chắc chắn phe còn lại sẽ không để chúng ta yên phận. Bài học Ucraina khi rũ bỏ Nga, ngả về phương Tây rồi hậu quả mà quốc gia này phải chịu là kinh tế ngày càng yếu kém, quyền tự quyết không có, phương Tây không chấp nhận để Ucraina gia nhập EU, bán đảo Crưm thì bị Nga thu hồi.

Hoặc, bài học trước mắt đó là Philippines thì chẳng thể làm gì hơn việc thưa kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Nhưng khổ nỗi, con người sai thì có tòa án xử, nhưng chưa có tòa án nào xử được những quốc gia siêu cường cả, ngay cả Liên Hợp Quốc, cũng bị chi phối bởi lợi ích của các nước lớn.

Từ đó có thể thấy, Việt Nam là quốc gia độc lập, có đường lối ngoại giao độc lập, không lệ thuộc vào bất cứ quốc gia nào khác. Hiện tại, đỉnh cao nghệ thuật của ngoại giao Việt Nam được gói gọn trong cụm từ “đối tác – đối tượng”. Trong “đối tác” có “đối tượng”, trong “đối tượng” ẩn chứa những mặt, những cơ hội, yếu tố có thể tận dụng, chuyển hóa thành “đối tác”.

Thế nhưng, để giải quyết vấn đề hòa bình ở đề Biển Đông không đơn giản là pháp lý và sự mềm dẻo như đã nói ở trên, quan trọng hơn cả vẫn là lòng tin chiến lược giữa các quốc gia. Nói như vậy vì pháp lý vẫn bị “bẻ gãy” bởi các siêu cường, còn sự khôn khéo về mặt ngoại giao, chính trị cũng có giới hạn nhất định chứ không là bất biến.

Lúc này, một giải pháp được quan tâm đó chính là xây dựng lòng tin chiến lược giữa các quốc gia. Đó là yêu cầu của thực tiễn nhằm giảm bớt nguy cơ xung đột vũ trang và tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các bên liên quan, góp phần gìn giữ môi trường hoà bình, ổn định ở khu vực Biển Đông. 

Một số biện pháp xây dựng lòng tin trên biển như các hoạt động cụ thể gồm hợp tác trong việc kiểm soát an ninh và an toàn hàng hải, tuần tra chung, thao lược diễn tập, hợp tác bảo vệ vận tải biển, hợp tác nghiên cứu khoa học biển..v..v.

Điều này cũng có nghĩa, dù là siêu cường hay các nước nhỏ thì để tồn tại đều cần có  lòng tin, vì nó khởi nguồn của mọi quan hệ hữu nghị, hợp tác quốc tế. Và cần được duy trì, vun đắp không ngừng bằng những hành động cụ thể, nhất quán, phù hợp với chuẩn mực chung và thái độ chân thành, không mưu toan.           

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Một góc nhìn về “lời giải” cho hòa bình trên Biển Đông tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714115840 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714115840 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10