Tài sản trăm tỉ và chuyện phòng chống tham nhũng

Diendandoanhnghiep.vn Hiện có những người hơn hai mấy, ba mươi tuổi đã đứng tên những tài sản cả trăm tỉ, nghìn tỉ. Chúng ta biết hết nhưng không xử lý được.

Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí

Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí

Đó là ý kiến của Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí tại phiên họp 52 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để cho ý kiến về báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016 – 2021 của TAND tối cao và VKSND tối cao.

Cụ thể, Viện trưởng VKSND tối cao khẳng định: “Bây giờ có những người hơn hai mấy, ba mươi tuổi đã đứng tên những tài sản cả trăm tỉ, nghìn tỉ. Chúng ta biết hết nhưng không xử lý được, vì quyền sở hữu của công dân chúng ta không đụng vào được”.

Giải trình thêm sau đó, ông Lê Minh Trí cho biết, trước đây, các cơ quan điều tra, viện kiểm sát và cả tòa án chỉ tuyên án chứ không tính đến việc thu hồi. “Đó là thói quen của chúng ta ở nhiệm kỳ trước, cứ tuyên án còn thu hồi được hay không là việc của thi hành án”.

Thực tế, thời gian qua, công tác phòng chống tham nhũng không chỉ là chỉ đích danh kẻ tham nhũng, đưa các đối tượng đó ra trước pháp luật, xử phạt bao nhiêu năm tù mà quan trọng hơn là phải thu hồi tài sản do tham nhũng mà có bởi tài sản ấy là của nhà nước và nhân dân.

Thế nhưng, câu chuyện thu hồi tài sản không phải là chuyện dễ dàng, nếu không nói là khó khăn, khi phần lớn tài sản từ tham nhũng bị thất thoát. Các đối tượng dùng nhiều mưu ma chước quỷ để chuyển đổi tài sản tham nhũng, chia nhỏ chúng ra cho vợ con, người thân trong gia đình, thậm chí tẩu tán ra nước ngoài trước khi cơ quan điều tra có quyết định điều tra và cuối cùng rất khó xử lý.

Nói cách khác, đã xuất hiện tư tưởng nhiều cán bộ, quan chức sẵn sàng hy sinh đời bố, củng cố đời con, đời cháu, họ sẵn sàng chịu án tù để đem lại nguồn lợi cho cả gia đình và gia tộc.

Ở Việt Nam không phải ai cũng kê khai tài sản.

Ở Việt Nam không phải ai cũng kê khai tài sản. Nguồn ảnh minh hoạ: Internet.

Đã có một số biện pháp được đưa ra, trong đó có quy định về kê khai tài sản phải công khai minh bạch và như đã nói, phải có cơ chế phòng ngừa chuyển dịch tài sản. Kê khai tài sản, nhưng phải làm sao để các đối tượng không chuyển dịch tài sản do tham nhũng mà có cho con cháu, người thân, không chuyển dịch ra nước ngoài.

Khổ một nỗi, ở Việt Nam, không phải ai cũng kê khai tài sản. Nhiều trường hợp các đối tượng tham nhũng tẩu tán, dịch chuyển tài sản từ trước khi kê khai. Bên cạnh đó, chúng ta có kê khai, nhưng lại để trong ngăn kéo tủ mà không hề có sự liên thông.

Liên quan đến vấn đề này, theo Viện trưởng Viện KSND tối cao, hiện việc kê khai tài sản chỉ trong hệ thống chính trị, nhưng những người tham nhũng thì không bao giờ tự đứng tên, chỉ để những người ngoài xã hội đứng tên.

Số liệu thống kê cho thấy, tổng số tài sản thu hồi trong các vụ án tham nhũng đạt gần 80.000 tỉ đồng, được lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân đồng tình, đánh giá cao. Đồng thời ông cũng đề nghị để thu hồi tài sản tham nhũng tốt hơn, cần sớm ban hành luật Đăng ký tài sản.

“Nếu có luật này, khi anh đăng ký một tài sản mới, anh không chứng minh được nguồn gốc tài sản thì anh bị “thăm hỏi” ngay và có cơ sở pháp lý để xử lý. Và chắc rằng sẽ không còn chỗ ẩn nấp cho nhóm tài sản tham nhũng này”, - ông Lê Minh Trí nói.

Dẫu biết, bát nước đổ đi, khi hốt lại thì không bao giờ đầy được, khó có thể thu hồi 100% tài sản tham nhũng. Vì thế, vấn đề chống tham nhũng phải xuất phát từ cái gốc, không để tham nhũng xảy ra là cách bảo vệ tài sản công hiệu quả nhất.

Vì lẽ đó, luật Đăng ký tài sản mà ông Lê Minh Trí đề xuất cũng là một biện pháp hữu hiệu cần thực thực. Song song, phải thúc đẩy hơn nữa cái gọi là trách nhiệm xã hội trong phòng chống tham nhũng, trong đó có trách nhiệm của công dân.

Bởi thực thế người dân rất muốn tham gia cùng cơ quan quản lý nhà nước vào công tác phòng chống tham nhũng. Nhưng, người dân có trách nhiệm tham gia phòng chống tham nhũng, nhưng nếu không có tổ chức nào giúp cho người dân làm việc đó thì sẽ khó có thể thực thi.

Cho nên, cần phải có cơ chế để người dân tham gia phòng chống tham nhũng hợp pháp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tài sản trăm tỉ và chuyện phòng chống tham nhũng tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714631797 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714631797 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10