Mô hình nhà nước và con đường phát triển của Việt Nam (Bài 8)

Diendandoanhnghiep.vn Những vấn đề cố hữu của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được tổ chức theo phương thức truyền thống đã bộc lộ.

Rất nhiều quốc gia gặp

Rất nhiều quốc gia gặp "vấn đề" với DNNN.

Khi không có mục tiêu rõ ràng và thổi vào đó khát vọng vươn lên hay thực hiện các mục tiêu cao cả thì các DNNN dễ trở thành nơi để một số ít tham nhũng và thâu tóm của công. Vấn đề này có thể thấy rất rõ ở Việt Nam. Thêm vào đó, các doanh nghiệp trong nước lớn thường có các quan hệ với các quan chức chính quyền tạo ra các mối quan hệ thân hữu và lợi ích nhóm. Đây là những vấn đề của tư bản nhà nước và tư bản dân tộc mà trong bài viết này gọi là doanh nghiệp dân tộc. Rất nhiều các quốc gia rơi vào trục trặc này.

Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, để có thể cất cánh một cách nhanh chóng thì các quốc gia cần phải có các doanh nghiệp dân tộc lớn có thể cáng đáng các trọng trách quan trọng. Nhật Bản và Hàn Quốc đã dựa chủ yếu vào các doanh nghiệp tư nhân mà trên thực tế thuộc dạng bán tư – bán công. Nói cách khác, tuy thuộc sở hữu thuộc tư nhân, nhưng các doanh nghiệp này lại có các mối quan hệ chặt chẽ với nhà nước hay thực hiện các mục tiêu quan trọng của nhà nước được đặt ra.

Singapore là một trường hợp hết sức thú vị, các DNNN đã đóng vai trò trụ cột quốc gia trong nhiều lĩnh vực do được tổ chức và quản trị hiệu quả. Ở Trung Quốc, vai trò thuộc về các DNNN cộng với một số doanh nghiệp dân tộc. Vai trò của các DNNN nổi trội trong giai đoạn đầu, nhưng các doanh nghiệp tư nhân đang nổi lên và có vai trò quan trọng hơn.

Các doanh nghiệp dân tộc đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình cất cánh của một quốc gia, trong điều kiện khát vọng vươn lên được thổi vào cho cả xã hội và từng doanh nghiệp hay con người cụ thể. Đây là một nhân tố quan trọng cho sự thành công. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là nếu để các doanh nghiệp dân tộc gắn quá lâu với nhà nước hình thành các mối quan hệ thân hữu hay dựa dẫn sẽ xảy ra trục trặc.

Điều này có thể thấy rất rõ ở Nhật Bản ngày nay như phân tích của bố con nhà Mikitani & Mikitani (2017) – một là giáo sư kinh tế và một là doanh nhân trong nhóm cố vấn của Thủ tướng Abe trong “Hồi sinh sự thần kỳ Nhật Bản”. Tư bản nhà nước đang gây ra rất nhiều rắc rối và việc cải cách không thể tiến hành ở Nhật Bản hiện nay.

Như vậy, các doanh nghiệp dân tộc đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của các quốc gia để đi đến thành công. Tuy nhiên, các trục trặc và rắc rối là luôn thường trực. Do vậy, cần phải có những cách thức và lựa chọn hợp lý để phát huy những mặt mạnh là hạn chế những mặt trái của chúng.

Những thảo luận của bà Phạm Chi Lan về phát triển và vai trò của lực lượng doanh nghiệp ở Việt Nam và giáo sư Trần Văn Thọ (Trần Văn Thọ 2015, 2018) về tư bản dân tộc và những vấn đề liên quan là rất đáng lưu ý đối với Việt Nam.

(Còn tiếp)

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Mô hình nhà nước và con đường phát triển của Việt Nam (Bài 8) tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714306825 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714306825 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10