Tập trung tàu cá tại Đá Ba Đầu: Trung Quốc làm "xói mòn lòng tin" của các nước!

Diendandoanhnghiep.vn Mỹ, Nhật Bản, Indonesia, Australia, Philippines, Việt Nam đã tăng cường gây sức ép đối với Trung Quốc sau vụ việc hơn 200 tàu của nước này tập kết bất thường xung quanh Đá Ba Đầu.

Tàu Trung Quốc bị phát hiện ở Đá Ba Đầu trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam ngày 22/3. (Nguồn: ABS-CBN NEWS)

Tàu Trung Quốc bị phát hiện ở Đá Ba Đầu trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam ngày 22/3. (Nguồn: ABS-CBN NEWS)

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho rằng, hàng trăm tàu đang neo đậu tại Đá Ba Đầu là tàu của “dân quân biển” Trung Quốc. “Mỹ sẽ sát cánh cùng các đồng minh và đối tác, "ủng hộ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ", và phản đối hành vi sai trái của Bắc Kinh trên Biển Đông”. - Ông Blinken khẳng định ngày 29/3.

Cũng trong ngày 29/3, Đại sứ Australia tại Philippines Steven Robinson đã bày tỏ lo ngại về “những hành vi gây bất ổn” ở Biển Đông trong thời gian gần đây trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh các yêu sách chủ quyền phi lý tại tuyến đường thủy quan trọng này.

“Australia ủng hộ một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, ổn định, tự do và rộng mở. Biển Đông – tuyến đường thủy quốc tế quan trọng nên được quản lý bởi các quy tắc và chuẩn mực quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Đây là điều rất quan trọng đối với chúng ta”, ông Steven Robinson nói.

Ông Steven Robinson nhấn mạnh: "Australia ủng hộ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế năm 2016, bác bỏ các yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh ở Biển Đông. Những gì chúng tôi thực sự muốn thấy tại Biển Đông là việc đảm bảo tự do hàng hải, hàng không cùng các hoạt động thương mại không bị cản trở và sự tuân thủ các quy tắc quốc tế mà chúng ta đã áp dụng và thực thi trong thời gian dài”.

Đội tàu Trung Quốc neo đậu trái phép ở khu vực xung quanh Đá Ba Đầu, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Cảnh sát biển Philippines

Cận cảnh đội tàu Trung Quốc neo đậu trái phép ở khu vực xung quanh Đá Ba Đầu, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Cảnh sát biển Philippines

Được biết, trong cuộc gặp hồi trung tuần tháng 3, các bộ trưởng quốc phòng của Nhật Bản và Indonesia đã nhất trí gửi thông điệp phản đối mạnh mẽ các hành động có thể gây leo thang căng thẳng của Trung Quốc tại Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi cho biết, hai bên sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng và có khả năng tiến hành một cuộc tập trận chung trên Biển Đông.

Dù không có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, nhưng Tokyo đang vướng vào những rắc rối liên quan đến quần đảo tranh chấp với Bắc Kinh trên biển Hoa Đông. Thời gian gần đây, nước này đã bày tỏ lo ngại về luật mới của Trung Quốc, theo đó cho phép lực lượng hải cảnh nước này được sử dụng vũ lực với tàu thuyền nước ngoài trong trường hợp mà họ cho là cần thiết.

Trong tuyên bố chung được đưa ra sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Blinken đến Nhật Bản hồi giữa tháng 3, Mỹ và Nhật Bản cho biết hai bên phản đối các yêu sách hàng hải “trái pháp luật” của Trung Quốc ở Biển Đông và nhấn mạnh tầm quan trọng của sự ổn định tại Eo biển Đài Loan.

Mới đây nhất, ngày 10/4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Philippines đã thảo luận về dàn tàu dân quân biển Trung Quốc neo ở Đá Ba Đầu. Mỹ cũng đề xuất một số biện pháp tăng cường hợp tác quân sự giữa hai nước.

Ngày 10/4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã có cuộc điện đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana. Cuộc điện đàm này có nội dung xoay quanh sự hiện diện gần đây của nhóm hơn 200 tàu Trung Quốc ở Đá Ba Đầu, thuộc cụm Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. 

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ John Kirby cho hay ông Austin và ông Lorenzana đã thảo luận về tình hình gần đây, trong đó Bộ trưởng Quốc phòng Austin đã đề xuất với ông Lorenzana một số biện pháp nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng hai bên.

Ông Kirby không đưa ra chi tiết nào thêm, nhưng khẳng định các biện pháp này bao gồm "nâng cao nhận thức tình huống về các mối đe dọa ở Biển Đông". Trong khi đó, người phát ngôn của Lầu Năm Góc cũng xác nhận rằng trong tuần này, Mỹ đã triển khai tàu sân bay USS Theodore Roosevelt cùng nhóm tác chiến, cũng như tàu tấn công đổ bộ USS Makin Island. Cả hai tàu này đều đang hoạt động ở Biển Đông.

Về phía Việt Nam, tại cuộc họp báo ngày 8/4 vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định: Các cơ quan chức năng của Việt Nam luôn theo dõi sát các diễn biến trên Biển Đông và bảo vệ, thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển, trên các vùng biển Việt Nam phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.

"Hòa bình, ổn định hợp tác phát triển ở Biển Đông là nguyện vọng, mục tiêu chung của các nước ở Biển Đông, của các nước trong khu vực và toàn cộng đồng quốc tế". - Người phát ngôn nhấn mạnh và cho biết, việc tôn trọng trật tự pháp lý trên biển và thực thi đầy đủ, thiện chí, trách nhiệm Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 có ý nghĩa quan trọng để hiện thực hóa các mục tiêu nói trên.

"Việt Nam kêu gọi các nước đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác tại Biển Đông, thiện chí thực hiện luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về UNCLOS 1982, nghiêm chỉnh tuân thủ Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Đặc biệt là nghĩa vụ kiềm chế, không làm phức tạp tình hình, tạo môi trường thuận lợi cho tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, đóng góp vào tạo dựng lòng tin, gìn giữ hòa bình, ổn định, thúc đẩy trật tự quốc tế trên biển và an ninh, an toàn, tự do hàng hải ở khu vực Biển Đông". - Bà Lê Thị Thu Hằng cho biết thêm.

Bình luận về vấn đề này, Th.S Võ Ngọc Diệp, nghiên cứu viên tại Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao nhận định, việc Trung Quốc tập trung đông tàu cá tại Biển Đông cho thấy Bắc Kinh đã "ngó lơ" quyền qua lại không gây hại, làm xói mòn lòng tin của các nước.

Trong nhiều tuyên bố, công hàm của Trung Quốc gửi đến Liên hợp quốc có thể bắt gặp luận điệu Trung Quốc là quốc gia tôn trọng và ủng hộ tự do hàng hải và tự do hàng không trên Biển Đông, cho thấy Trung Quốc tôn trọng luật pháp và vì lợi ích chung của cả cộng đồng quốc tế.

Luận điệu này đã bị nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực lên tiếng bác bỏ, trong đó có Việt Nam.

Tháng 1/2021, Bộ Ngoại giao Nhật Bản gửi công hàm đến Liên hợp quốc đặc biệt phản bác luận điệu này của Trung Quốc. Công hàm của Nhật Bản đã dẫn chứng 2 sự vụ thực tế đã xảy ra trên Biển Hoa Đông để chứng minh Bắc Kinh cố tình vi phạm các quy định về hàng hải, gây mất tự do và an toàn hàng hải, hàng không.

Sự vụ tại Đá Ba Đầu lần này có thể xem là một ví dụ nữa cho thấy, Trung Quốc thiếu tôn trọng các quy định, quy tắc về hàng hải cũng như đi ngược lại Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và làm phức tạp thêm tình hình.

Đáng quan ngại hơn, việc “nói một đằng, làm một nẻo” này có thể làm suy giảm lòng tin, gây ảnh hưởng đến tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử giữa ASEAN và Trung Quốc ở Biển Đông (COC), do đó, các nước ASEAN có thể cảm thấy mất lòng tin vào Trung Quốc, đi ngược lại nỗ lực chung của các nhà đàm phán trong khu vực.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tập trung tàu cá tại Đá Ba Đầu: Trung Quốc làm "xói mòn lòng tin" của các nước! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714179550 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714179550 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10